Nếu bạn đang có vấn đề về tuyến giáp, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thì có thể nguyên nhân là do bệnh tuyến giáp gây thiếu sắt. Điều này đặc biệt đúng ở những người bị suy giáp nhưng cũng có thể xảy ra ở những người bị cường giáp.

Thiếu sắt ở người bị suy giáp

Với người suy giáp, việc cung cấp hormone tuyến giáp giảm sẽ ức chế hoạt động của tủy xương, làm giảm sản xuất các tế bào hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Endocrine Journal, có đến 43% những người bị suy giáp có triệu chứng bị thiếu máu. Mệt mỏi không ngừng là một trong những đặc điểm chính của bệnh thiếu máu.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu sắt có thể khiến bệnh suy giáp trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân do sắt là trung tâm sản xuất cả tế bào hồng cầu và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Trên thực tế, việc thiếu sắt có thể gây ra một dạng thiếu máu được gọi là thiếu máu do thiếu sắt .

Mối quan hệ giữa sắt, hồng cầu và TSH có thể góp phần gây ra suy giáp bằng cách can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp.

bc Thieu sat

             Thiếu sắt có thể làm cho bệnh tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn

Thiếu sắt ở người bị cường giáp

Ferritin, một loại protein chịu trách nhiệm lưu trữ sắt trong cơ thể, đặc biệt tăng cao ở những người bị cường giáp. Khi tuyến giáp bị kích thích quá mức bởi lượng TSH quá mức, nó sẽ tạo ra một lượng lớn ferritin.

Mặc dù việc tăng cường dự trữ sắt sẽ ngăn ngừa bệnh thiếu máu, nhưng trên thực tế sự tăng sản xuất ferritin gây ra phản ứng viêm sẽ ngăn chặn sự trao đổi chất của sắt.

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu sắt

Các triệu chứng của thiếu sắt có kể đến như :

  • Mệt mỏi kéo dài
  • Da nhợt nhạt
  • Khó thở
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh
  • Da khô
  • Tóc giòn và dễ rụng
  • Sưng hoặc đau lưỡi hoặc miệng
  • Móng tay giòn

Nhiều người mắc bệnh tuyến giáp đã rất quen thuộc với các triệu chứng này, nên thường không nhận ra đây là dấu hiệu cơ thể đang cần bổ sung sắt.

Khắc phục tình trạng bệnh tuyến giáp gây thiếu sắt bằng việc bổ sung sắt

Các nguồn cung cấp chất sắt cao nhất là thịt đỏ và nội tạng (như gan và lòng non). Thức ăn giàu sắt khác mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống bao gồm:

  • Thịt heo
  • gia cầm
  • Động vật thân mềm (như hàu, trai, hến)
  • Trứng
  • Đậu xanh
  • Hạt bí ngô và hạt vừng
  • Đậu lăng
  • Trái cây khô (như nho khô, mơ và mận khô)
  • Bánh mì, mì ống và ngũ cốc tăng cường chất sắt

sat 1

Bổ sung sắt cho người bị bệnh tuyến giáp

Ngoài ra nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu caffeine và canxi, bởi những thực phẩm này có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt.

Đối với người bận rộn, có thể bổ sung sắt bằng các viên uống được bác sĩ kê toa để điều trị tình trạng thiếu sắt cho người mắc bệnh tuyến giáp. Nếu bạn đang điều trị tuyến giáp bằng liệu pháp thay thế hormone, nên uống bổ sung sắt ít nhất 3 đến 4 giờ trước hoặc sau khi dùng levothyroxine để tránh cản trở sự hấp thu thuốc thay thế hormone tuyến giáp.