Người bị cường giáp có thể áp dụng các chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc điều trị bằng thuốc để giúp chống lại bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh cường giáp có các biểu hiện thường gặp là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh, suy giảm chức năng tình dục.
1. Bệnh cường giáp nên ăn gì?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng những người mắc bệnh cường giáp nên ăn các loại thực phẩm sau:
- Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, các loại nấm, quả óc chó, dầu oliu,…. Nếu bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm này sẽ giúp cung cấp lượng axit béo cần thiết cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng đồng thời chúng còn giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Tăng cường protein cho cơ thể, bù đắp tình trạng sụt cân.
- Bệnh nhân mắc bệnh cường giáp nên ăn gạo lứt, lúa mạch và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
- Bổ sung các loại quả mọng nước: cam, quýt, chanh, bưởi, quả mâm xôi, dâu tây,… trong những loại quả này rất giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh cường giáp nên thường xuyên sử dụng các loại hoa quả này để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ tốt cho việc chữa bệnh.
2. Một số thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế ăn
- Người bệnh cần tránh dùng các chất kích thích như cà phê, đường hoặc thực phẩm chứa caffeine.
- Sữa tươi nguyên kem: Uống nhiều sữa tươi nguyên kem không tốt cho tuyến giáp.
- Các chế phẩm từ sữa: Hãy tránh các sản phẩm từ sữa nếu bạn hay bị khó tiêu, đầy hơi hoặc mệt mỏi sau khi uống sữa, ăn phô mai, kem và sữa chua.
- Bột mì: Bột mì chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời nên tránh ăn mì ống, bánh mì…
- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích khác bởi uống rượu bia có thể phá vỡ mức năng lượng và làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ liên quan tới cường giáp.
- Đường: Cần tránh đường mía, si rô bắp có đường fructose cao. Nếu lượng đường trong máu cao sẽ làm tăng mức độ hồi hộp ở những người bị cường giáp. Vì vậy, cần tránh thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thạch mứt…
- Thịt đỏ: Trong thịt đỏ thường có hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hòa. Nếu ăn nhiều thịt đỏ khi bị cường giáp sẽ khiến bạn mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường type II. Vì vậy, giảm lượng thịt đỏ có thể giúp giảm các triệu chứng của cường giáp.
- Dầu thực vật hydro hóa: Đây là những nguồn giàu chất béo chuyển hóa, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp. Cần lưu ý tránh ăn bánh quy giòn, bơ thực vật…