PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA BƯỚU CỔ SÀI GÒN

Sức khỏe của Bạn - Sứ mệnh của chúng tôi. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Tìm hiểu về căn bệnh bướu cổ – bướu tuyến giáp – Phần 2

Dấu hiệu nhận biết bướu tuyến giáp?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng nên nếu tuyến này bị bệnh có thể gây nên những bất thường ở cổ hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trên cơ thể. Tình trạng cổ to ra bất thường sẽ gây khó thở, khó nuốt và trông mất thẩm mỹ. Do đó, nếu thấy cổ to bất thường, bạn cần đi thăm khám để sớm nhận biết điều gì đang xảy ra với cơ thể mình. Khi đến các cơ sở uy tín để thăm khám, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu, siêu âm, chọc hút tế bào,… để xác định xem bạn có bị bướu cổ hay không. Với những người bị bướu kích thước nhỏ, chưa xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, thì thường chỉ phát hiện nhờ các xét nghiệm, siêu âm hoặc tình cờ khi chụp PET, MRI, CT vùng cổ trong lúc khám bệnh khác.

Để có thể phân biệt giữa bướu cổ lành tính và bướu cổ ác tính, y học hiện nay đã có phương pháp chọc hút kim nhỏ (FNA) có độ chính xác cao để giúp chẩnn đoán căn bệnh chính xác nhất. Phương pháp này thực chất dùng kim nhỏ chích vào bướu như chích thuốc thông thường, lấy đi tế bào trong bướu và đem đi quan sát dưới kính hiển vi. Từ quan sát đó, các bác sĩ có thể đánh giá được hình dạng cũng như cách sắp xếp tế bào trong bướu mà xác định được đây là bướu lành tính hay ác tính. Tuy nhiên có những trường hợp y học phải sử dụng phương pháp “cắt lạnh” trong lúc mổ để có chẩn đoán chính xác hơn.

Phương pháp điều trị bướu cổ

Như đã nói ở bài viết trước, bướu cổ – hay bướu tuyến giáp – bao gồm nhiều loại bướu khác nhau và mỗi loại bướu sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị bướu cổ có thể gồm điều trị bằng uống thuốc, dùng iod phóng xạ, can thiệp kỹ thuật cao, phẫu thuật hoặc đôi khi chỉ cần theo dõi.

Uống thuốc: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bướu cổ mà mọi người sẽ phải uống những loại thuốc khác nhau như thuốc i-ốt, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố tuyến giáp, thuốc ức chế thụ thể Beta, thuốc corticoid,…

Dùng iốt phóng xạ: Iốt phóng xạ có tác dụng phá hủy các tế bào tuyến giáp.

Phẫu thuật: Phẫu thuật hay mổ là phương pháp chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt. Tùy từng loại bướu mà bác sĩ sẽ chọn một trong các phương pháp phẫu thuật sau: phẫu thuật cắt giáp toàn phần, phẫu thuật cắt giáp gần trọn, phẫu thuật cắt thùy, phẫu thuật cắt eo giáp. Trong một số trường hợp bướu chứa nước (còn được gọi là nang giáp), các bác sĩ có thể chọc hút tuyến giáp bằng kim tiêm để rút nước.

Can thiệp kỹ thuật cao: Đây là hai phương pháp can thiệp kỹ thuật cao dùng năng lượng từ tia laser và dòng điện tần số cao để loại bỏ nhân giáp ngay từ bên trong mà không cần phải thực hiện qua vết mổ nào. Người bệnh không cần phải uống thuốc kéo dài hoặc tái khám thường xuyên sau khi điều trị. Với nhiều tính năng ưu việt, laser bướu cổ và sóng cao tần đang dần thay thế cho các ca phẫu thuật nhân giáp lành tính, từng được xem là cách điều trị phổ biến trước đây.

Theo dõi: Phương pháp theo dõi được sử dụng khi khi bướu lành và nhỏ, không gây nhiều khó chịu cho cơ thể và thường không cần điều trị gì. Bạn chi cần tái khám định kỳ từ 1 – 2 lần/năm để theo dõi là được.

Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải xác định tình trạng bệnh, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Vì vậy khi thấy cổ to ra bất thường hay cảm giác vướng, nghẹn khi nuốt người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khám chữa bệnh bướu cổ để được bác sĩ kiểm tra tình trạng tuyến giáp của bạn.

Chia sẻ