Điều trị bướu giáp bằng sóng cao tần (RFA) là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, bảo tồn tuyến giáp và không để lại sẹo. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bướu giáp nhân lành tính. Vậy nên điều trị bướu giáp bằng sóng cao tần (RFA) một lần hay nhiều lần?
Khi nào có thể điều trị RFA bướu giáp một lần?
Trong một số trường hợp, nếu bướu có kích thước vừa và nhỏ, nhân bướu tròn đều, ranh giới rõ và nằm ở vị trí thuận lợi, xa dây thần kinh thanh quản, khí quản và các mạch máu lớn, bác sĩ có thể chỉ định đốt sóng cao tần một lần duy nhất.Tuy nhiên, cần theo dõi sau 3–6 tháng để đánh giá sự thu nhỏ của bướu.
Khi nào nên đối sóng cao tần RFA nhiều lần?
Theo Tiến sĩ -Bác sĩ Trần Thanh Vỹ, trong những trường hợp bướu có kích thước lớn, đa nhân, hoặc nằm gần các cấu trúc quan trọng như dây thần kinh thanh quản, khí quản hoặc thực quản, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng sóng cao tần theo lộ trình nhiều lần (thường từ 2–3 lần) thay vì thực hiện một lần duy nhất. Cách tiếp cận này nhằm:
- Giảm dần thể tích bướu : cho phép bác sĩ theo dõi sát sao quá trình đáp ứng điều trị qua từng giai đoạn.
- Hiệu chỉnh kỹ thuật linh hoạt: bác sĩ có thể điều chỉnh mức năng lượng và vị trí đốt các lần điều chỉnh tiếp theo để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn
- Kiểm soát chính xác mức năng lượng đưa vào mô bướu: tránh hiện tượng tích nhiệt cục bộ gây tổn thương các mô lành xung quanh.
- Bảo tồn tối đa chức năng tuyến giáp: đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc có nhu cầu duy trì chức năng nội tiết của tuyến giáp lâu dài.
- Giảm đau và hạn chế biến chứng: như sưng nề, khàn giọng, chảy máu hoặc viêm sau điều trị.
- Tránh tổn thương các cấu trúc lân cận: như dây thần kinh quặt ngược, khí quản hay thực quản. Đây là những vùng rất nhạy cảm khi tiếp xúc với nhiệt lượng cao trong thời gian dài.
Những nguy cơ khi cố gắng điều trị đốt sóng cao tần toàn bộ bướu trong một lần
- Tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược gây khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Chảy máu do vỡ vi mạch trong bướu
- Sưng đau kéo dài, viêm hoặc hoại tử mô
- Tăng rủi ro suy giáp hoặc để lại di chứng ảnh hưởng chức năng tuyến giáp.
Hiệu quả và độ an toàn của phương pháp đốt sóng cao tần (RFA)bướu giáp
Tại Việt Nam, phương pháp đốt sóng cao tần điều trị bướu giáp được triển khai lần đầu tiên vào năm 2016 bởi Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Thanh Vỹ, người tiên phong đưa kỹ thuật này về nước áp dụng. Đến nay, Tiến sĩ- Bác sĩ Trần Thanh Vỹ đã trực tiếp thực hiện hàng ngàn ca đốt sóng cao tần ( RFA), với kết quả điều trị ổn định, không ghi nhận các biến chứng như tái phát, khàn giọng hay rối loạn hormone tuyến giáp sau điều trị.
Trên thế giới, RFA hiện được xem là tiêu chuẩn điều trị cho các bướu giáp lành tính tại nhiều quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Mỹ, Ý… nhờ vào các ưu điểm vượt trội: hiệu quả cao, ít xâm lấn, bảo tồn tối đa mô lành của tuyến giáp và giảm thiểu nguy cơ so với phẫu thuật truyền thống.
Số lần điều trị RFA bướu giáp như thế nào là hợp lý?
Việc chỉ định điều trị một hay nhiều lần hoàn toàn dựa trên đặc điểm từng bướu và mức độ đáp ứng của cơ thể người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá thông qua thăm khám lâm sàng, kết hợp kết quả siêu âm để cá thể hóa phác đồ điều trị.
Bác sĩ chuyên khoa chính là người có đủ chuyên môn và kinh nghiệm để quyết định số lần điều trị RFA tối ưu cho từng bệnh nhân. Dựa trên nguyên tắc : điều trị an toàn, hiệu quả và phù hợp nhất với từng người bệnh.Việc đốt nhiều lần, nếu được chỉ định, là nhằm tối ưu hiệu quả, bảo vệ mô lành và giảm tối đa các rủi ro không cần thiết.