PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA BƯỚU CỔ SÀI GÒN

Sức khỏe của Bạn - Sứ mệnh của chúng tôi. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Nên điều trị bướu giáp nhân bằng phẫu thuật hay sóng cao tần?

Tờ AJNR-một tạp chí y khoa của Mỹ đã công bố một nghiên cứu so sánh hai phương pháp điều trị bướu giáp nhân lành tính là phẫu thuật và sóng cao tần (RFA). Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013, trên 200 bệnh nhân bị bướu giáp nhân điều trị bằng phẫu thuật và 200 bệnh nhân được điều trị bằng sóng cao tần. Tiêu chuẩn đánh giá dựa trên các tiêu chí: tính thẩm mỹ, độ an toàn, các biến chứng và cả vấn đề về chi phí.

Sau 12 tháng theo dõi, nhận thấy so với điều trị bằng phẫu thuật, phương pháp điều trị sóng cao tần có nhiều ưu điểm hơn.

Độ an toàn cao khi điều trị nhân giáp bằng sóng cao tần

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tần có độ an toàn cao vượt trội so với phương pháp phẫu thuật, cụ thể:

→ Báo Tiền Phong viết về phương pháp sóng cao tần bướu cổ: Bệnh nhân vừa nói chuyện, vừa được đốt bướu cổ

Sóng cao tần điều trị bướu giáp nhân không để lại sẹo

Một vết sẹo cổ do phẫu thuật có thể là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân. Mặc dù thực hiện phẫu thuật tuyến giáp bằng nội soi có thể khiến cho vết sẹo nhỏ hơn, hoặc có thể phẫu thuật ở các vị trí khác như nách hoặc phía dưới ngực nhưng bệnh nhân vẫn lo ngại khi phải rạch một đường mổ qua da sẽ để lại sẹo xấu và và lo lắng vì phải gây mê trong quá trình phẫu thuật.

Sóng cao tần là phương pháp khắc phục được tình trạng lo lắng trên. Năng lượng nhiệt từ sóng cao tần loại bỏ nhân giáp không thông qua các vết mổ, do đó không để lại sẹo, không cần gây mê.

Phương pháp điều trị bướu giáp nhân bằng sóng cao tần

Không cần ở lại bệnh viện

Nếu như sau phẫu thuật bướu giáp nhân, bệnh nhân bắt buộc phải ở lại bệnh viện trong khoảng 1 tuần để phục hồi và theo dõi, với rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, thì phương pháp sóng cao tần không gây bất kỳ sự xáo trộn trong sinh hoạt hàng ngày. Quy trình điều trị nhân giáp bằng RFA kéo dài trong khoảng 30 phút, và sau đó vài chục phút, bệnh nhân có thể ra về và sinh hoạt, làm việc bình thường.

Hạn chế được việc dùng thuốc kéo dài

Sau phẫu thuật bướu giáp nhân, theo thống kê, khoảng 25,5% bệnh nhân cần uống thuốc với liều lượng 100 g/ngày. Trong khi với nhóm điều trị bằng sóng cao tần RFA, 93% bệnh nhân có nồng độ của T3, T4 bình thường và không cần dùng thuốc sau điều trị.

Chi phí điều trị không có sự khác biệt

Dù chi phí một ca phẫu thuật bướu giáp không cao bằng chi phí ca điều trị bằng sóng cao tần nhưng do thời gian nằm viện lâu, thời gian dùng thuốc sau điều trị kéo dài, số lần tái khám nhiều vì cần theo dõi tình trạng biến chứng vv… nên chi phí điều trị của hai nhóm, qua so sánh, không thấy có sự khác biệt đáng kể.

Chia sẻ