Trường hợp tự phát hiện cường giáp trong khi mang thai chiếm tỉ lệ 1/ 2000. Chứng Basedow chiếm khoảng 95% trong các ca cường giáp được phát hiện trong quá trình mang thai. Những triệu chứng của cường giáp nhẹ khá giống với những dấu hiệu của thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, ở những người xuất hiện các triệu chứng như là giảm cân nghiêm trọng, ói mửa, tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh thì nên đi xét nghiệm máu để đánh giá.
Mẹ mang thai bị cường giáp có nguy hiểm không?
- Cường giáp nhẹ hay cận lâm sàng có mức TSH và FT4 bình thường có thể không gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nên việc chữa trị có thể chưa cần thiết. Xét nghiệm tuyến giáp nên được làm định kỳ 04 tuần/lần.
- Nếu cường giáp nặng, có thể dẫn đến các biến chứng cho thai nhi và mẹ như khó tăng cân, tình trạng tim đập nhanh và dễ xảy thai.
Phụ nữ mang thai bị cường giáp nên được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa
- Người mẹ bị cường giáp cần được theo dõi cẩn trọng của bác sĩ nội tiết. Thuốc kháng giáp propylthiouracil (PTU) cần được sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn chặn sự tổng hợp hormone tuyến giáp và để giữ nó ở mức an toàn hoặc chỉ cao hơn một ít so với mức bình thường.
- PTU ít có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh so với methimazole (Tapazole) và thường được sử dụng nhiều hơn trong giai đoạn thai nhi phát triển 3 tháng đầu thai kỳ. Nó không được khuyến khích trong thời gian sau đó vì nguy cơ tăng men gan.Trong 3 tháng sau và cuối của thai kỳ, PTU có thể được chuyển thành methimazole.
- I-ốt sẽ đi qua nhau thai, vì vậy việc điều trị bằng i-ốt phóng xạ bị nghiêm cấm trong quá trình mang thai.
Điểm đặc biệt là, nếu phụ nữ bị cường giáp mà do basedow hay viêm tuyến giáp Hashimoto, thì tình trạng sẽ được cải thiện hơn trong quá trình mang thai.
Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh cường giáp có thể đến Phòng khám Chuyên Khoa Bướu Cổ Sài Gòn để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh con.