Bướu cổ là một căn bệnh chỉ sự phình to của tuyến giáp. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp phòng ngừa hoặc hạn chế các triệu chứng của bệnh. Bài viết sau đây cung cấp một số thông tin quan trọng để có thể có được chế độ ăn uống hợp lý và hiệu quả nhất.
Cơ thể con người bình thường vốn thu nhận Iốt vô cơ để làm dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Đó là lý do nếu tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng Iốt cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải gia tăng kích thước để sản xuất hormone. Người ta gọi đây là bệnh bướu cổ.
Thực đơn mỗi ngày cần duy trì đủ 4 nhóm thực phẩm chính:
- Nhóm thực phẩm tinh bột: Gạo, ngô, khoai củ, mì. Hạn chế ăn những chất ngọt như nước ngọt, bánh kẹo hay trái cây quá chín ngọt.
- Nhóm thực phẩm giàu đạm: Bao gồm trứng, thịt, cá, tôm, đậu đỗ, lạc, vừng,…
- Nhóm thực phẩm giàu chất béo: Mỡ, dầu thực vật, bơ,… Tuy nhiên cần chú ý tỷ lệ axit béo no để phòng ngừa nguy cơ tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axit béo không no luôn được khuyến khích.
- Nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin: Rau củ, hoa quả,… Tránh ăn quá nhiều bắp cải và củ cải trong thời gian dài mà nên thay đổi nhiều loại rau, tránh ăn nhiều các loại măng, sắn,…
Tuy có các nguyên vật liệu chế biến món ăn hợp lý nhưng các bạn cũng cần chú trọng việc nấu nướng, chế biến món ăn ra sao để chúng vẫn giữ được lượng Iốt và các dưỡng chất cần thiết.
Lưu ý gì khi bảo quản muối Iốt?
- Muối Iốt không nên phơi ở ngoài nắng, cho rang nóng hoặc để trên gác bếp.
- Đựng muối trong túi nilon nhỏ có hàn kín, để ở nơi khô ráo thoáng mát và không dự trữ quá 6 tháng.
- Khi chế biến thực phẩm, chờ món ăn chín hẳn rồi mới cho muối vào.
Trên đây là những thông tin cần thiết về việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để phòng chống căn bệnh bướu cổ và tăng cường sức khỏe cho mỗi người và là những lưu ý cần thiết cho người có nguy cơ bướu cổ hoặc đã bị bệnh bướu cổ.