Câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em, bướu cổ đơn thuần có nên mang thai? Trong trường hợp này chị em hoàn toàn có thể có thai, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề khi mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Bướu cổ đơn thuần không gây ảnh hưởng đến thai nhi
Khi bạn mắc căn bệnh bướu cổ bạn cũng có thể mang thai bình thường. Thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp người mẹ được chẩn đoán bị mắc bệnh bướu cổ đơn thuần và được điều trị bệnh. Bởi, bệnh bướu cổ là biểu hiện phì đại tuyến giáp có kèm theo nhân/nang hoặc không, khi mắc bệnh hình thái và chức năng của tế bào tuyến giáp bình thường. Do đó, bệnh nhân bị bướu cổ đơn thuần sẽ không khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Nên lưu ý điều gì khi bị mắc bướu cổ đơn thuần khi mang thai
Thực tế, khi mắc bệnh bướu cổ đơn thuần bạn có thể mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị bệnh có thể có những ảnh hưởng không tốt. Vì vậy, khi mắc bệnh bướu cổ đơn thuần và mang thai bạn nên đến các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ xem loại thuốc đang được dùng điều trị có làm ảnh hưởng đến con bạn hay không và việc tiếp uống hay dừng đều do bác sĩ quyết định. Về cơ bản, thuốc điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần bản chất là hoocmon tuyến giáp (thyroxin) và sử dụng an toàn (liều lượng phù hợp) cả khi mang thai và nuôi con.
Có nên mang thai khi đã điều trị xong bướu cổ đơn thuần
Trước khi quyết định mang thai bạn cần cân nhắc nhất và tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần ở dạng bướu độc thì phải theo dõi và xem bệnh đã thật sự ổn định chưa.
Các chị em nên lưu ý trong khi có thai nếu bệnh chưa ổn định vẫn phải điều trị, điều này sẽ gây nhiều khó khăn và phiền phức. Khi điều trị bệnh bác sĩ sẽ điều chỉnh liều thuốc kháng giáp điều trị một cách thích hợp (giảm liều thuốc) và lựa chọn loại thuốc kháng giáp ít qua nhau thai nhằm không ảnh hưởng đến thai nhi.
Bướu cổ đơn thuần có nên mang thai? Câu trả lời là có thể mang thai tuy nhiên để hạn chế những đáng tiếc cho thai nhi, chị em nên tránh hoàn toàn có thai trong thời gian 3 năm trở lên sau khi đã điều trị dứt điểm bệnh.
Bạn có nên tránh mang thai, khi đã chẩn đoán bị bướu cổ?
Bạn nên tránh mang thai khi đang điều trị bệnh bướu cổ nếu thật sự không quá gấp gáp có con. Bướu cổ dù là cường năng tuyến giáp hay thiểu năng tuyến giáp đều có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai vì gây kinh nguyệt không đều và các rối loạn chức năng khác, nên bạn khó thụ thai. Nếu bạn bị cường giáp và chưa điều trị ổn định thì dễ gây sẩy thai hoặc sinh con cũng có thể bị cường năng tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên tránh hoặc hạn chế tốt nhất việc có thai khi mắc bệnh bướu cổ đơn thuần để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.