Bướu cổ là căn bệnh khá phổ biến đối với mỗi người dân Việt Nam. Đây là căn bệnh có thể xuất hiện trên cơ thể của bất kỳ ai, trong bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt tại nước ta, trong những năm gần đây bệnh bướu cổ đang ngày càng có nguy cơ gia tăng và không có dấu hiệu dừng lại.
Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các nguy hiểm không đáng có với cơ thể và thậm chí là tính mạng của mỗi chúng ta. Việc thay đổi 1 số thói quen nấu nướng hàng ngày bằng cách nấu đồ ăn với muối, hạt nêm có bổ sung i-ốt thay vì sử dụng mì chính hay bột canh thông thường tuy là cách làm đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất cao trong việc phòng ngừa bệnh bướu cổ hiệu quả.
Bướu cổ được gọi bằng nhiều tên khác như bệnh Basedow, bướu tim, bướu độc, bệnh cường giáp. Các triệu chứng của căn bệnh này thường là sụt cân nhanh chóng, tim đập nhanh và thường hồi hộp, tính tình nóng nảy, rất khó ngủ. cũng vì lẽ đó mà căn bệnh còn được gọi nôm na là bệnh bướu tim.
Bướu cổ xuất hiện là do sự gia tăng kích thước của tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone giáp trong cơ thể, được đánh giá là hết sức cần cho con người. Tuyến giáp nằm ở trước cổ, trong điều kiện bình thường và nếu không quan sát kỹ thì chúng ta không thấy được, nhưng khi bị bệnh thì có thể thấy khá rõ. Nếu cơ thể tiết ra quá nhiều hormone T3, T4 thì gọi là bệnh cường giáp, còn nếu không đủ hormone thì được gọi là suy giáp.
Dù phần lớn các loại bướu hiện nay đều thuộc loại lành tính. Cũng vì tuyến giáp nằm sát với da nên khi có sự thay đổi kích thước, hình dạng nào đó, người bệnh có thể dễ phát hiện ra. Thường thì những tuyến giáp lớn hơn bình thường được gọi là bướu tuyến giáp, trong khi bướu cổ lại là cách gọi phổ biến của người dân. Cũng có 1 số địa phương gọi là bướu giáp, phình giáp vì tuyến này không phải cục u, cục bướu mà chỉ phình ra.
Khi người bệnh ăn uống, nói chuyện hoặc chỉ nuốt nước miếng mà có vết bướu trước cổ chạy lên chạy xuống thì đó chính là bướu giáp. Còn trong trường hợp nguyên cả tuyến giáp lớn đều thì bác sĩ gọi đó là phình giáp lan tỏa, cả tuyến giáp phình lớn nhưng có chứa 1 hoặc vài cục thì đó chính là bướu giáp dạng hạt, bướu giáp dạng nhân.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là do cơ thể bị thiếu hụt i-ốt. Và có 1 thực tế đáng buồn là không chỉ những người dân vùng sâu vùng xa mới bị thiếu hụt i-ốt mà ngay cả người dân ở những vùng địa phương, các đô thị lớn cũng đang có dấu hiệu gia tăng tỷ lệ người mắc căn bệnh này.