PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA BƯỚU CỔ SÀI GÒN

Sức khỏe của Bạn - Sứ mệnh của chúng tôi. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Các phương pháp thường gặp trong điều trị bệnh bướu tuyến giáp

Bướu tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở tuổi trung niên. Bướu tuyến giáp có nhiều loại khác nhau và tùy từng loại bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất.  Có nhiều cách điều trị bướu giáp, cụ thệ như : điều trị nội khoa bằng thuốc, mổ bướu giáp. dùng i-ốt phóng xạ hoặc nhiều trường hợp, người  mổ, dùng xạ trị hoặc có khi chỉ đơn giản là theo dõi mà không cần điều trị gì cả. Dưới đây là những thông tin kỹ hơn về các phương pháp điều trị này có thể bạn chưa biết:

Uống thuốc: Tùy từng loại bệnh bướu tuyến giáp khác nhau mà các y bác sĩ sẻ chỉ định bạn uống những loại thuốc khác nhau. Chúng ta có thể kể đến 1 vài loại thuốc giúp điều trị bướu tuyến giáp như: thuốc i-ốt, thuốc kháng sinh, kháng giáp, ức chế thụ thể Beta, thuốc nội tiết tố tuyến giáp và thuốc corticoid,…

Dùng thuốc xạ trị: Thuốc xạ trị điều trị bệnh bướu cổ là 1 dạng i-ốt phóng xạ và tác dụng của nó là có thể phá hủy đi các tế bào tuyến giáp.

Mổ: mổ hay còn được gọi là phẫu thuật, là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên chúng ta cũng không được tự ý mổ mà tùy từng loại bướu cổ mới có thể sử dụng phương pháp này. Một vài phương pháp mổ phổ biến là phương pháp cắt thùy, phương pháp cắt giáp toàn phần, cắt giáp gần trọn và phương pháp cắt eo giáp. Trong nhiều trường hợp, các bạn có thể sử dụng phương pháp chọc hút bằng kim để rút nước.

Theo dõi: Nếu bướu của bạn nhỏ và rất lành, không gây ảnh hưởng hay khó chịu đến sinh hoạt và sức khỏe của bạn, bạn không nhất thiết phải điều trị mà chỉ cần tái khám và theo dõi định kỳ khoảng 1 – 2 lần/ năm. Nếu phát hiện ra cơ thể có điều gì bất thường thì cần đến khám ngay lập tức.

Khi nào nên mổ?

Các bạn cần biết rằng, không phải loại bướu tuyến giáp nào cũng đều phải mổ và có thể mổ. Một số trường hợp bệnh nhân cần phải mổ là khi bướu lành gây khó thở, khó nuốt và chèn ép đường thở, từ đó gây khó khăn trong ăn uống, nói năng và mất thẩm mỹ; hoặc khi bạn nghi ngờ mình bị ung thư hoặc bị rối loạn chức năng tuyến giáp,… Bạn không cần phải mổ khi bướu cổ nhỏ và lành tính, hoặc kể cả bướu cổ lành tính dù quá to nhưng nếu không gây khó khăn gì cho sinh hoạt cũng không nhất thiết phải mổ. Có thể nói, tùy từng loại bệnh và tình trạng bệnh mà khi đi thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra cho các bạn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Chia sẻ