PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA BƯỚU CỔ SÀI GÒN

Sức khỏe của Bạn - Sứ mệnh của chúng tôi. 56A, Nguyễn Thông, P9, Q3.

Nhận định của chuyên gia về căn bệnh bướu tuyến giáp – Phần 2

Tuyển tập các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện căn bệnh bướu tuyến giáp:

Một vài chất hòa tan trong nước ở những khu vực miền núi có chứa nhiều magie, canxi, flor,… làm cho nước có độ cứng cao, từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp hooc-mon tuyến giáp và gây nên căn bệnh bướu cổ. Do đó những khu vực miền núi cũng là nơi có khá nhiều người bị mắc bệnh bướu tuyến giáp.

Có một số loại thuốc có chứa thành phần gây ức chế tập trung I ốt và làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc-mon tuyến giáp.

Bệnh tuyến giáp có thể xuất hiện do di truyền. Có nhiều bệnh nhân có gia đình từng mắc bệnh, tình trạng rối loạn tổng hợp hooc-mon tuyến giáp bẩm sinh thường xuất hiện. Bướu cố khi đó có thể đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm khác như câm điếc do rối loạn hữu cơ I ốt và người ta gọi đó là hội chứng Pendred.

Do bệnh mãn tính: Có nhiều bệnh nhân bị viêm đại tràng, thận mãn tính hay tiêu chảy mạn,… đều gây nên rối loạn trong quá trình hấp thụ và trừ thải I ốt.

Xét theo độ tuổi thì trẻ em dễ bị bướu cổ hơn người trưởng thành, nhất là ở tuổi dậy thì vì khi đó nhu cầu hooc-mon tuyến giáp ở ngoại vi là rất lớn.

Xét theo giới, bướu cổ là căn bệnh xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới, nhất là trong giai đoạn dậy thì, khi có kinh hoặc đang cho con bú, mang thai. Khi đó, nhu cầu về hooc-mon tuyến giáp của cơ thể tăng, oestrogen cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hooc-mon và làm xuất hiện bệnh.

Điều kiện sinh hoạt quá thiếu thốn, quá chật chội hay không được vệ sinh cũng có thể làm mắc bệnh. Nhất là nếu bữa ăn của gia đình bạn quá thiếu lượng I ốt cần thiết.

Có thể nói, căn bệnh bướu tuyến giáp hay bướu cổ không có những triệu chứng cụ thể nào, thay vào đó, các triệu chứng là quá nhỏ để chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện bệnh khi đi xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, kiểm tra sức khỏe định kỳ,… Khi bướu đã lớn thì các bệnh nhân mới có thể nhận biết được bệnh qua hiện tượng cổ bị bành ra, cứng lại, nổi cục to,… Ngoài cách nhận biết bên ngoài như vậy thì các bạn cũng có thể nhận ra chúng qua các biểu hiện khác như:

Cảm thấy đau cổ, luôn có cảm giác cổ bị vướng, khó nuốt và khó thở.

Thường xuyên cảm  thấy hồi hộp, bị những cơn đau vùng tim thoáng qua, bị mệt và căng thẳng nhiều, trí nhớ bị suy giảm, đổ mồ hôi nhiều, da bị khô, hay thấy lạnh, bị táo bón, giảm cân,…

Chia sẻ