Hiện nay, bướu cổ không còn là căn bệnh xa lạ mà đã trở thành 1 trong những biểu hiện phổ biến nhất của tình trạng rối loạn tuyến giáp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cũng như dấu hiệu để nhận biết bệnh bướu cổ ở mỗi người là khác nhau, không quá rõ ràng, không đặc hiệu, thường xuất hiện muộn nên không phải ai cũng biết bệnh sớm. Người bệnh vì thế mà thường chủ quan và không đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Trong đó, việc xác định nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi nó tác động trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
Bướu cổ là căn bệnh xuất hiện khi tuyến giáp phát triển với kích thước phình to hơn bình thường. Tuyến giáp là cơ quan nội tiết sản xuất ra hormone để giúp kiểm soát nhiệt độ, nhịp tim cũng như sự tăng trưởng của cơ thể. Các hormone này có vai trò kiểm soát tốc độ và khả năng sử dụng năng lượng của các tế bào có trong cơ thể. Khi bạn bị bướu cổ, lượng hormone tuyến giáp có thể tăng hoặc giảm khác nhau.
Những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh bướu cổ
Chế độ ăn uống với nguồn thực phẩm thiếu iốt được cho là nguyên nhân chính gây nên căn bướu cổ. Ngoài ra có 1 số yếu tố sau cũng có thể làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh bướu cổ:
-
Người bị mắc rối loạn tuyến giáp tự miễn (như bệnh Grave hoặc bệnh Hashimoto).
-
Người từng mắc các căn bệnh như bệnh ung thư, bị nhiễm trùng tuyến giáp hoặc bệnh u nang tuyến giáp.
-
Người từng sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần.
-
Người có tiền sử gia đình từng bị mắc bệnh bướu tuyến giáp
-
Phụ nữ mang thai.
Các dấu hiệu của bệnh bướu cổ
Khi khối bướu còn nhỏ, trên cơ thể người bệnh thường không có dấu hiệu gì nên bạn rất khó nhận biết. Chỉ khi khối bướu to hơn, các bạn mới có thể dần nhận thấy 1 cục u trên cổ, phía dưới yết hầu. Bướu cổ khi lớn quá có thể chèn ép tĩnh mạch hoặc đường hô hấp, làm xuất hiện 1 số các triệu chứng như sau:
-
Ho hoặc nghẹn
-
Giọng khàn, thở dốc
-
Mặt đỏ bừng và cổ bị sưng
-
Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
-
Thường thấy khó thở
Một số cách chẩn đoán bướu cổ
-
Xét nghiệm máu: Tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp có trong cơ thể.
-
Siêu âm: Sử dụng sóng âm.
-
Sinh thiết: Xét nghiệm mẫu mô tuyến giáp.
-
Chụp tuyến giáp: Đưa thuốc nhuộm phóng xạ vào cơ thể người bệnh để giúp các bác sĩ nhìn thấy hình ảnh tuyến giáp rõ hơn.