Phát hiện sớm bướu giáp nhân là việc cần thiết
Khả năng mắc bệnh bướu giáp nhân tăng dần theo tuổi tác và xuất hiện trong khoảng 10% dân số. Khoảng 95% trường hợp là bướu lành tính và 5% là bướu ác tính. Tốc độ phát triển của khối bướu ban đầu rất chậm, có thể không có triệu chứng gì, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, nó sẽ phát triển và chèn ép lên các khu vực dây thần kinh thanh quản và thực quản, gây khó nuốt, khó thở, khàn giọng.
Cách bác sĩ xác định bướu giáp nhân có phải là ung thư tuyến giáp hay không
- Thăm khám đánh giá các dấu hiệu
- Bệnh nhân có cảm giác nhai nuốt khó hay không?
- Giọng có thường hay khan?
- Hạch bạch huyết có sưng to hoặc có hạch ở cổ?
- Lịch sử gia đình từng có người bị bệnh ung thư tuyến giáp?
- Sờ nắn thấy khối u cứng và cố định
- Siêu âm tuyến giáp
- Siêu âm tuyến giáp thấy bướu dạng rắn, hình dáng bất bình thường
- Hình ảnh tuyến giáp qua siêu âm phân loại theo hệ thống Tirads, ở mức Tirads 4 trở lên
- Sinh thiết bướu giáp ( FNA )
Khi khám và siêu âm bướu giáp, nghi ngờ nhân giáp là ác tính, bác sĩ sẽ dùng phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ, tức sẽ dùng một kim tiêm rất nhỏ đưa vào tuyến giáp và lấy một mẫu tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi để xem những tế bào có các tính chất ác tính hay không.
Nếu kết quả FNA là ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần lớn các mô ác tính hay cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải tiếp tục điều trị bằng iốt phóng xạ và uống thuốc hormon thay thế trong thời gian dài hoặc có thể suốt đời.