/** body **/
HỎI ĐÁP

1. Tại sao nên điều trị bướu giáp nhân bằng laser bướu cổ


Điều trị bướu giáp nhân bằng laser mang lại hiệu quả cao: sau 1 tháng, thể tích bướu giáp nhân giảm đi gần một nửa, sau 1 năm, nhân giáp có thể biến mất hoàn toàn, kích thước khối bướu vùng cổ nhỏ dần, cảm giác khó nuốt, khó thở… cũng không còn.

Laser bướu cổ là phương pháp điều trị ít xâm lấn, không gây ảnh hưởng lên các mô xung quanh, do đó vẫn bảo toàn được chức năng của tuyến giáp.

Ngoài ra, phương pháp này còn có nhiều ưu điểm vượt trội so với phẫu thuật như không gây các biến chứng nhiễm trùng, chảy máu vết thương, mất giọng nói…. Bên cạnh đó, laser bướu cổ mang lại tính thẩm mỹ cao, không để lại sẹo. Quy trình điều trị bướu giáp nhân bằng laser diễn ra nhanh chóng, an toàn, bệnh nhân có thể về ngay trong ngày và tiếp tục sinh hoạt, làm việc bình thường.

2. Laser bướu cổ là gì?


Laser bướu c là phương pháp điều trị bướu giáp nhân kỹ thuật cao, ít xâm lấn. Với phương pháp này, năng lượng từ tia laser cho phép hủy bỏ nhân giáp ngay từ bên trong mà không cần phẫu thuật.

Năng lượng laser bắt đầu được đưa vào sử dụng trong điều trị bướu cổ từ năm 2002 và ngày càng trở nên phổ biến. Laser bướu c được các bác sĩ chuyên ngành nhận định là phương pháp kỹ thuật cao, mang lại hiệu quả vượt trội và nhiều lợi ích cho bệnh nhân.

3. Ai phù hợp điều trị bằng laser bướu cổ?


Bệnh nhân bướu giáp nhân lành tính, với kích thước nhân giáp nhỏ hơn 4cm, gây các triệu chứng như làm tăng kích thước vùng cổ, gây đau cổ, khó nuốt, khó thở, khó nói… phù hợp để điều trị bằng phương pháp laser bướu cổ

4. Khi nào cần điều trị bướu giáp nhân?


Nếu bướu giáp nhân là ác tính, và được chẩn đoán là ung thư thì cần được điều trị kịp thời bằng phương pháp phẫu thuật.

Nếu là bướu giáp nhân lành tính, cần được điều trị khi nhân giáp có kích thước lớn, có thể gây ra các triệu chứng như làm tăng kích thước vùng cổ, gây đau cổ, khó nuốt, khó thở.

5. Đau sau mổ bướu giáp có nguy hiểm?


Đau sau mổ bướu giáp là tình trạng phổ biến. Hầu hết bệnh nhân sau khi mổ bướu giáp đều đau ở vết rạch cổ, một số bệnh nhân có thể bị đau do viêm họng sau phẫu thuật. Tình trạng này sẽ hết sau vài ngày và hầu như không gây nguy hiểm. Tuỳ theo tình trạng đau nhẹ hoặc nặng mà bác sĩ phẫu thuật sẽ kê toa thuốc giảm đau cho phù hợp.

6. Bệnh nhân bướu cổ nên ăn gì?


Bệnh nhân bướu cổ nên ăn cá biển, đặc biệt là các loại cá có vị béo và chứa nhiều dầu như cá trích, cá ngừ, cá hồi, cá thu… Đây là những loại cá dồi dào vitamin A, rất tốt cho người đang điều trị bướu cổ.

Rau xanh, trái cây và nhiều loại củ là thực phẩm có lợi cho hoạt động của tuyến giáp. Người bệnh bướu cổ nên ăn các loại rau sẫm màu như cải xoong, rau diếp. Đây là những loại rau chứa nhiều hoạt chất senevol và vitamin giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Các loại củ quả có màu vàng vốn giàu vitamin A như khoai lang, cà rốt, cam, quýt cũng được bác sĩ khuyên sử dụng. Ngoài ra, bệnh nhân bướu giáp cũng nên ăn nhiều các loại đậu và khoai tây.

Sữa và các sản phẩm từ sữa có một lượng đáng kể canxi, vitamin D, protein cũng rất có ích cho người bệnh bướu cổ.

7. Sinh thiết tuyến giáp là gì? Sinh thiết có ảnh hưởng đến sức khỏe không?


Muốn chẩn đoán khối bướu ở tuyến giáp có phải là ung thư hay không, bác sĩ luôn phải dựa vào kết quả khảo sát các mẫu tế bào hoặc mẫu mô bướu giáp thông qua kính hiển vi. Việc lấy tế bào (hoặc mô) để thử như vậy gọi là sinh thiết bướu giáp.

Quy trình sinh thiết diễn ra nhanh chóng và đơn giản: Dưới sự hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ dùng xilanh gắn với kim nhỏ hút tế bào từ khối u ra. Tiếp đó, các tế bào được trải ra tấm kính để quan sát dưới kính hiển vi. Sinh thiết tuyến giáp là một xét nghiệm cực kỳ an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.