chat dinh duong cho tuyen giap
-
Đốt Sóng Cao Tần Bướu Giáp (RFA): Nên Một Lần Hay Nhiều Lần?
Điều trị bướu giáp bằng sóng cao tần (RFA) là phương pháp hiện đại, ít xâm lấn, bảo tồn tuyến giáp và không để lại sẹo. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả trong điều trị các bướu giáp nhân lành tính. Vậy nên điều trị bướu giáp bằng sóng cao tần (RFA) một lần hay nhiều lần? Khi nào có thể điều trị RFA bướu giáp một lần? Trong một số trường hợp, nếu bướu có kích thước vừa và nhỏ, nhân bướu tròn đều, ranh giới rõ và nằm ở vị trí thuận lợi, xa dây thần kinh thanh quản, khí quản và các mạch máu lớn, bác sĩ có thể chỉ định đốt sóng cao tần một lần duy nhất.Tuy nhiên, cần theo dõi sau 3–6 tháng để đánh giá sự thu nhỏ của bướu. Khi nào nên đối sóng cao tần RFA nhiều lần? Theo Tiến sĩ -Bác sĩ Trần Thanh Vỹ, trong những trường hợp bướu có kích thước lớn, đa nhân, hoặc nằm gần các cấu trúc quan trọng như dây thần kinh thanh quản, khí quản hoặc thực quản, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng sóng cao tần theo lộ trình nhiều…
-
Điều Trị Bướu Cổ Bằng Sóng Cao Tần RFA – Giải Pháp Bảo Tồn Tuyến Giáp
Bướu cổ là gì? Có cần phẫu thuật không? Bướu cổ (còn gọi là bướu tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp xuất hiện một hoặc nhiều nhân tuyến giáp. Đa phần là lành tính, nhưng nếu kích thước lớn, gây nuốt vướng, khó chịu, ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc tâm lý – thì người bệnh thường cần can thiệp điều trị. Phẫu thuật không còn là lựa chọn duy nhất. Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) là một giải pháp điều trị không cần mổ, không để lại sẹo, và quan trọng nhất: giữ nguyên tuyến giáp. Đốt sóng cao tần RFA là gì? RFA – Radiofrequency Ablation là phương pháp sử dụng dòng điện tần số cao để giảm kích thước các khối u tuyến giáp (nhân giáp) lành tính mà không cần phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị ít xâm lấn, không cần gây mê, thời gian thực hiện ngắn và có thể về ngay trong ngày. Ưu điểm nổi bật của RFA Bảo tồn tuyến giáp – không ảnh hưởng đến chức năng nội tiết Không tác động đến dây thanh âm hay giọng nói…
-
Chi Phí Điều Trị Sóng Cao Tần RFA Bướu Cổ
Điều trị bướu cổ bằng sóng cao tần (RFA) đang ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều bệnh nhân nhờ tính hiện đại, ít xâm lấn, khả năng phục hồi nhanh chóng và không cần phẫu thuật. Bên cạnh hiệu quả điều trị, chi phí luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin tham khảo về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điiều trị sóng cao tần RFA bướu cổ và những ưu điểm vượt trội của phương pháp này. Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Điều Trị Sóng cao tần RFA Bướu Cổ Chi phí điều trị bướu cổ bằng sóng cao tần có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố sau: Kích thước và đặc điểm nhân bướu:Bướu có kích thước lớn hoặc cấu trúc phức tạp có thể đòi hỏi quy trình điều trị tỉ mỉ và kéo dài hơn. Số lượng nhân bướu:Điều trị một nhân bướu sẽ khác biệt về thời gian và kỹ thuật so với điều trị đa nhân. Tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân:Các bệnh lý nền có thể cần…
-
Tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ như thế nào?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng nằm ở phía trước cổ, sản xuất hormone T3 và T4, giúp điều hòa quá trình trao đổi chất. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 4 lần nam giới. Khi tuyến giáp của phụ nữ gặp vấn đề, chúng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, đặc biệt là việc sinh sản và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt: Tuyến giáp có vai trò quan trọng trong việc điều hòa hormone sinh sản. Khi hormone tuyến giáp mất cân bằng, phụ nữ có thể gặp phải các vấn đề như dậy thì sớm hoặc muộn, kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít hoặc nhiều bất thường. Một số trường hợp đặc biệt, có thể không có kinh nguyệt. Sinh sản và mang thai: Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, làm giảm khả năng thụ thai. Phụ nữ bị suy giáp có nguy cơ bị u nang buồng trứng cao hơn. Trong thai kỳ, các vấn đề về tuyến giáp có thể dẫn đến tiền sản giật, sinh non hoặc sảy thai. Ngoài ra, mẹ…
-
Cách tự nhiên để tăng cường sức khỏe tuyến giáp
Chức năng tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động của cơ thể. Chúng bao gồm quá trình trao đổi chất và sản xuất năng lượng. Để duy trì tuyến giáp khỏe mạnh, bạn hãy thử áp dụng một số phương pháp tự nhiên sau đây: 1. Sử dụng mật ong, nghệ và giấm táo Mỗi ngày, pha một ly nước ấm với mật ong, nghệ và giấm táo. Đây là hỗn hợp tuyệt vời giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ chức năng tuyến giáp. Nghệ chứa curcumin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tuyến giáp khỏi tổn thương. Mật ong và giấm táo giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sự hoạt động hiệu quả của tuyến giáp. 2. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục không chỉ giúp kích thích giải phóng hormone tuyến giáp mà còn kiểm soát các tác dụng phụ của bệnh tuyến giáp như tăng cân, mất cơ và mệt mỏi. Duy trì hoạt động và thể lực đều đặn giúp tăng cường quá trình trao đổi chất một cách tự nhiên. 3.…
-
Giải quyết vấn đề tuyến giáp để cơ thể khỏe mạnh
Tuyến giáp sản xuất ra các hormone quan trọng điều chỉnh năng lượng và hoạt động của cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe. Hãy giải quyết vấn đề tuyến giáp để cơ thể khỏe mạnh. Các vấn đề tuyến giáp thường gặp là: Suy giáp: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, cơ thể báo động bằng những dấu hiệu như mệt mỏi, tăng cân đột ngột, và dễ bị lạnh. Cường giáp: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, bạn có thể cảm nhận sự lo lắng, cáu kỉnh, hoặc khó ngủ. Cường giáp cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch nếu không được kiểm soát. Bướu giáp nhân: Là tình trạng hình thành các khối u trong tuyến giáp, có thể gây vướng ở cổ, khó nuốt hoặc khó thở nếu bướu tăng trưởng chèn ép các cơ quan lân cận. Để giải quyết các vấn đề này, việc thăm khám và chẩn đoán từ bác sĩ là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm máu như đo nồng độ hormone tuyến giáp (FT3, FT4, TSH),…
-
Các loại bệnh tuyến giáp và cách điều trị
Có những loại bệnh tuyến giáp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại bệnh tuyến giáp và cách điều trị chúng. Bệnh Cường Giáp • Tuyến giáp hoạt động quá mức, gây giảm cân, nhịp tim nhanh, khó chịu, lo lắng hoặc khó ngủ. Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Suy Giáp • Tuyến giáp hoạt động kém, dẫn đến mệt mỏi, tăng cân và dễ bị lạnh. Điều trị bằng hormone tổng hợp hoặc kết hợp với việc thay đổi lối sống. Viêm Tuyến Giáp Hashimoto • Rối loạn tự miễn dịch tấn công tuyến giáp, gây viêm và suy giáp. Điều trị bằng liệu pháp hormone tổng hợp. Khối U Tuyến Giáp • Sự tăng trưởng không bình thường, có thể lành tính hoặc ác tính. Điều trị phụ thuộc vào loại và kích thước của khối u. Có thể điều trị nội khoa, can thiệp sóng cao tần RFA, laser, phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Ung Thư Tuyến Giáp • Khối u ác tính, có thể gây khó nuốt và khàn giọng. Điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị. Rối Loạn Tuyến Giáp ở Phụ Nữ • Phụ…
-
Người bị cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có sống được không?
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ phía trước cổ họng và giữ chức năng quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của cơ thể. Khi tuyến giáp phát triển không bình thường, như bướu giáp nhân hoặc ung thư, sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Việc cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là một phương pháp điều trị được sử dụng trong trường hợp có nhân giáp lớn, ung thư tuyến giáp hoặc một số bệnh lý tuyến giáp khác. Nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, người bệnh phải dùng thuốc hormone giáp để thay thế sự thiếu hụt hormone giáp tự nhiên trong cơ thể. Cơ thể con người có thể sống mà không cần tuyến giáp, nhưng việc phẫu thuật cắt bỏ toản bộ tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu chỉ cắt bỏ một thùy tuyến giáp, thùy còn lại vẫn hoạt động thì người bệnh chỉ cần sử dụng hormone tuyến giáp bổ sung trong một thời gian. Khi cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, tức cả hai thùy tuyến giáp, cơ thể sẽ không sản xuất hormone nữa, do đó người bệnh cần uống thuốc thay thế hormone…
-
Những lưu ý cho người bị bệnh cường giáp
Cường giáp là một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Bệnh cường giáp có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Những lưu ý quan trọng cho người bị bệnh cường giáp: Điều trị: Bệnh cường giáp thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp để kiểm soát mức độ sản xuất hormone giáp. Liều dùng do bác sĩ chuyên khoa chỉ định để đảm bảo hiệu quả điều trị. Kiểm tra chức năng tuyến giáp: Định kỳ kiểm tra chức năng tuyến giáp là cần thiết để đánh giá mức độ điều chỉnh hormone giáp. Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone giáp và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết. Theo dõi sức khỏe tim mạch: Bệnh cường giáp có thể gây ra các vấn đề tim mạch, như nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, việc theo dõi sức khỏe tim mạch và thực hiện các xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề tim mạch là rất quan trọng đối với người bị cường giáp. Chú ý đến tình trạng…
-
Phụ nữ cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh bướu cổ
Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp phình to ra, gây sưng ở vùng cổ. Bệnh bướu cổ thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Dưới đây là 10 dấu hiệu của bệnh bướu cổ mà phụ nữ không nên bỏ qua: Sưng hoặc cục u ở cổ: Dấu hiệu phổ biến nhất của bướu cổ là sưng hoặc cục u có thể nhìn thấy ở cổ. Khó thở hoặc khó nuốt: Bướu cổ phát triển lớn, có thể chèn ép lên khí quản, thực quản khiến bạn khó thở hoặc khó nuốt. Khàn tiếng: Khi tuyến giáp to lên, nó có thể chèn ép vào dây thanh quản gây khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Mệt mỏi: Bướu cổ có thể gây nên tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể do mất cân bằng hormone tuyến giáp. Tăng cân hoặc giảm cân: Tuyến giáp phì đại có thể gây ra những thay đổi về cân nặngnhư tăng hoặc giảm cân. Tăng nhịp tim: Khi tuyến giáp hoạt động quá mức, nó có thể khiến nhịp tim tăng lên, có tình trạng đánh trống ngực và nhịp tim không đều. Dễ lạnh hoặc dễ nóng: Tuyến giáp giúp điều chỉnh…