kho mang thai vi bi buou co
-
Tìm hiểu về căn bệnh bướu cổ – bướu tuyến giáp – Phần 1
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng nghe đến căn bệnh bướu cổ và nhiều người luôn đặt ra thắc mắc rằng: Liệu bệnh bướu cổ có nguy hiểm không? Bệnh bướu cổ có cách phòng tránh như thế nào? Đâu là dấu hiệu bệnh và phương pháp điều trị cho căn bệnh bướu cổ?… Hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây: Phần lớn các bướu ở cổ đều lành tính và không dễ bị ung thư. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là người bệnh có thể bàng quan và coi thường nó. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy mình bị bướu cổ, bạn cần đến ngay các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và thăm khám kịp thời, từ đó biết được phương pháp điều trị phù hợp. Bị bướu cổ không phải lúc nào cũng cần phẫu thuật. Trong những trường hợp thật sự cần thiết, bệnh nhân mới được chỉ định dùng phương pháp mổ. Lúc này, cơ sở y tế nơi bạn mổ phải đáp ứng đủ các yêu cầu về dụng cụ và thiết bị y tế giúp…
-
Bướu cổ nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?
Bệnh bướu cổ phần nhiều là lành tính và không nhất thiết phải thực hiện phẫu thuật. Trong những trường hợp thật sự cần thiết, có chỉ định của bác sĩ cần phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thì mới tiến hành. Bướu cổ là gì? Bướu cổ là một tên gọi phổ biến chỉ tình trạng những khối bướu xuất phát từ tuyến giáp, còn gọi là bướu tuyến giáp, gồm có khá nhiều loại như phình giáp lan tỏa, phình giáp hạt, viêm giáp, bướu giáp nhân lành tính, ung thư... Những khối bướu có thể gây nên tình trạng thay đổi chức năng của tuyến giáp như tình trạng cường giáp hoặc suy giáp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không gây ra tình trạng trên như bình giáp. Bệnh bướu giáp có thể gồm bướu lành tính, ung thư hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp. Ảnh hưởng của bướu cổ đến sức khỏe như thế nào? Bướu tuyến giáp là một căn bệnh rất phổ biến. Trường hợp bướu tuyến giáp lành tính nếu sưng to sẽ gây khó khăn khi nuốt, khó thở hoặc là bướu lớn làm cổ phình…
-
Cách chữa bệnh bướu cổ BASEDOW từ những loại thực phẩm
Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh không thể chữa khỏi bệnh bướu cổ basedow nhưng việc lưu ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Nếu được chẩn đoán bị bướu cổ basedow, bạn nên tăng cường các loại thực phẩm, trái cây như sau để có cách chữa bệnh bướu cổ basedow nhanh nhất: Bổ sung chất chống ôxy hóa: Quả dâu tây, việt quất, mâm xôi và lá trà xanh có tác dụng ngăn chặn tình trạng oxy hóa, bảo vệ tuyến giáp trước độc tố. Chúng hạn chế các tác động làm nặng thêm tình trạng bướu cổ basedow và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vitamin D và Omega-3 cần thiết cho sức khoẻ tuyến giáp: Vitamin D giúp ngăn ngừa chứng loãng xương. Omega-3 là chất béo hữu ích vì nó tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa các chất quan trọng trong cơ thể. Nguồn thực phẩm hữu ích cung cấp vitamin D là cá hồi, trứng và nấm. Omega-3 có thể được bổ sung từ quả óc chó, dầu ô liu, dầu hạt lanh. Người bị…
-
Chế độ dinh dưỡng phòng bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ là căn bệnh phổ biến, rất nhiều người đã mắc phải căn bệnh này. Vì vậy, để phòng tránh bệnh bướu cổ bạn cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. 1. Thực đơn hàng ngày Để phòng bệnh bướu cổ trong thực đơn hàng ngày cần phải có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm. • Nhóm thực phẩm chủ yếu: gạo, mì, ngô, khoai củ như khoai lang, khoai tây,... • Nhóm thực phẩm giàu đạm: + Thực phẩm động vật: trứng, thịt, tôm, cá... + Thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc... • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật. Bạn cần phải chú ý đến tỷ lệ axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ) để tránh gây tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axít béo không no (có nhiều trong dầu) giúp làm giảm lượng mỡ máu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch. • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Mỗi ngày cần phải bổ sung nhiều rau quả để cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B... và nhiều chất khoáng như selen, i-ốt.... Điều này giúp góp phần làm tăng chất…
-
Bị bướu cổ đơn thuần có nên mang thai?
Câu hỏi thắc mắc của nhiều chị em, bướu cổ đơn thuần có nên mang thai? Trong trường hợp này chị em hoàn toàn có thể có thai, tuy nhiên cũng cần lưu ý một số vấn đề khi mang thai để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bướu cổ đơn thuần không gây ảnh hưởng đến thai nhi Khi bạn mắc căn bệnh bướu cổ bạn cũng có thể mang thai bình thường. Thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng trong trường hợp người mẹ được chẩn đoán bị mắc bệnh bướu cổ đơn thuần và được điều trị bệnh. Bởi, bệnh bướu cổ là biểu hiện phì đại tuyến giáp có kèm theo nhân/nang hoặc không, khi mắc bệnh hình thái và chức năng của tế bào tuyến giáp bình thường. Do đó, bệnh nhân bị bướu cổ đơn thuần sẽ không khiến thai nhi bị ảnh hưởng. Nên lưu ý điều gì khi bị mắc bướu cổ đơn thuần khi mang thai Thực tế, khi mắc bệnh bướu cổ đơn thuần bạn có thể mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị bệnh có thể có những ảnh…
-
Yoga – Biện pháp hữu hiệu chữa bướu cổ
Yoga mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người, đặc biệt là người bị bệnh tuyến giáp. Yoga giúp cân bằng năng lượng, tăng tính linh hoạt và giảm stress. Một số nghiên cứu đã cho thấy tác động tích cực của yoga đối với việc cải thiện chức năng tuyến giáp. Ba động tác phổ biến trong các bài tập yoga sau đây sẽ giúp bạn cải thiện sự mất cân bằng của tuyến giáp và được xem là một liệu pháp bổ sung trong điều trị bệnh tuyến giáp. Động tác 1: Tư thế đảo ngược – đứng trên vai Tư thế đảo ngược có thể kích thích dòng máu đến các cơ quan thuộc phần trên cơ thể. Điều này có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, khi cằm được áp sát vào ngực và giữ ở vị trí này một khoảng thời gian ngắn rất có lợi cho sức khỏe tuyến giáp. Các động tác như sau: Bước 1 - Nằm trên sàn, lưng và tay để song song, lòng bàn tay úp xuống. Bước 2- Ấn lòng bàn tay xuống đất khi bạn nâng chân…
-
Điều trị bướu giáp đơn thuần – cần tăng cường i-ốt
Bướu cổ đơn thuần là tình trạng tuyến giáp bị phình to nhưng không có khối u hoặc không phát triển thành ung thư tuyến giáp. Bướu cổ đơn thuần là lành tính. Nguyên nhân bệnh bướu giáp đơn thuần: Thiếu i-ốt là nguyên nhân phổ biến Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến giáp Sử dụng thường xuyên một số loại thực phẩm như đậu nành, đậu phộng, các loại rau họ cải, bắp cải vv… Điều trị bệnh bướu cổ đơn thuần Bướu cổ đơn thuần cần được điều trị nếu nó gây ra triệu chứng. Các phương pháp điều trị gồm: Sử dụng thuốc thay thế hormone giáp nếu bướu gây nên tình trạng tuyến giáp hoạt động kém Dùng liều nhỏ dung dịch i-ốt hoặc kali lugine của Lugol nếu bướu cổ do thiếu i-ốt Dùng i-ốt phóng xạ để thu nhỏ tuyến giáp nếu tuyến giáp sản sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp khi kích thước bướu tăng trưởng quá to, gây mất thẩm mỹ vùng cổ và chèn ép các cơ quan lân cận như khí quản, thực quản, thanh quản dẫn…
-
Cách điều trị bướu nhân tuyến giáp
Có nhiều phương pháp điều trị bướu giáp nhân, tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán về kích thước của nhân giáp cũng như mức độ bị rối loạn hoóc-môn tuyến giáp mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị bằng thyroxine Điều trị bằng Thyroxine có thể làm giảm kích thước của nhân giáp nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể và cần có thời gian lâu dài.Thyroxin thường dùng điều trị những nhân giáp nhỏ. Điều trị bằng Thyroxin có nguy cơ tái phát sau khi bệnh nhân ngừng thuốc,có thể có tình trạng rung nhĩ và giảm mật độ xương. Thyroxine không được chỉ định cho các bệnh nhân bị bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, TSH thấp. Điều trị bằng I-ốt phóng xạ Iốt phóng xạ được sử dụng trong điều trị bướu nhân tuyến giáp và ung thư tuyến giáp. Bệnh nhân điều trị bằng iốt phóng xạ có thể có các biến chứng như: viêm tuyến nước bọt, khô miệng, đau má, đau cổ họng, mệt mỏi, buồn nôn và có thể ói mửa. Ngoài ra, nồng độ hormon tuyến giáp có thể cao hoặc thấp bất thường.…
-
Những biểu hiện suy giáp ở trẻ em
Bệnh suy giáp là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ em. Dưới đây là những biểu hiện về bệnh suy giáp ở trẻ để các phụ huynh sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời. 1. Nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ em • Do tiền sử gia đình, đối với những trẻ thuộc gia đình có người đã mắc bệnh suy giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy giáp ở trẻ em. • Do trẻ không được bổ sung đầy đủ muối i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày. • Do suy giáp bẩm sinh: Khi sinh ra tuyến giáp không hoạt động hoặc không có tuyến giáp. • Trong thời kỳ mang thai người mẹ mắc bệnh lý tuyến giáp nhưng không điều trị triệt để. • Bất thường về tuyến yên 2. Những biểu hiện suy giáp ở trẻ em Đối với trẻ sơ sinh Ở trẻ sơ sinh, bé thường có các biểu hiện như da và mắt vàng, sờ thấy da lạnh. Bé không…
-
Khi mắc bệnh cường giáp nên ăn uống như thế nào?
Người bị cường giáp có thể áp dụng các chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc điều trị bằng thuốc để giúp chống lại bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị. Bệnh cường giáp có các biểu hiện thường gặp là bướu cổ kèm triệu chứng tăng chuyển hóa: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhanh, suy giảm chức năng tình dục. 1. Bệnh cường giáp nên ăn gì? Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng những người mắc bệnh cường giáp nên ăn các loại thực phẩm sau: Những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và Omega 3 như: cá hồi, các loại nấm, quả óc chó, dầu oliu,…. Nếu bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm này sẽ giúp cung cấp lượng axit béo cần thiết cho cơ thể và tăng cường sức đề kháng đồng thời chúng còn giúp ngăn ngừa loãng xương. Tăng cường protein cho cơ thể, bù đắp tình trạng sụt cân. Bệnh nhân mắc bệnh cường giáp nên ăn gạo lứt, lúa mạch và bánh được làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung các loại quả mọng nước: cam, quýt, chanh, bưởi, quả mâm…