biểu hiện thiếu i-ốt
-
Tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật nội soi bướu cổ – Phần 1Bướu cổ là bệnh nội tiết khá phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu cổ, trong đó thiếu i-ốt là nguyên nhân thường gặp. Tuyến giáp làm nhiệm vụ hấp thụ i-ốt cho cơ thể, do vậy nếu tuyến giáp không nhận đủ lượng i-ốt thì nó sẽ làm giảm việc sản sinh hormone tuyến giáp. Để có thể bù đắp cho quá trình sản sinh hormone, tuyến giáp sẽ phải tăng kích thước, phình to ra và tạo thành bệnh bướu cổ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khi mắc bệnh bướu cổ thì cần bổ sung i-ốt sẽ lành bệnh. Từ trước đến nay, bướu cổ là căn bệnh được đánh giá là không dễ chữa trị. Với sự phát triển của y học, ngày nay có khá nhiều phương pháp giúp điều trị căn bệnh bướu cổ. Trong số đó, có phương pháp phẫu thuật nội soi. So với phẫu thuật mở thông thường, thì phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm hơn như: thời gian nằm viện ngắn, vết sẹo mổ nhỏ, bệnh nhân không quá đau sau khi mổ, khả năng nhiễm trùng sau mổ ở mức thấp hơn nên không phải sử dụng nhiều thuốc…
-
Các phương pháp thường gặp trong điều trị bệnh bướu tuyến giápBướu tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở tuổi trung niên. Bướu tuyến giáp có nhiều loại khác nhau và tùy từng loại bệnh sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Có nhiều cách điều trị bướu giáp, cụ thệ như : điều trị nội khoa bằng thuốc, mổ bướu giáp. dùng i-ốt phóng xạ hoặc nhiều trường hợp, người mổ, dùng xạ trị hoặc có khi chỉ đơn giản là theo dõi mà không cần điều trị gì cả. Dưới đây là những thông tin kỹ hơn về các phương pháp điều trị này có thể bạn chưa biết: Uống thuốc: Tùy từng loại bệnh bướu tuyến giáp khác nhau mà các y bác sĩ sẻ chỉ định bạn uống những loại thuốc khác nhau. Chúng ta có thể kể đến 1 vài loại thuốc giúp điều trị bướu tuyến giáp như: thuốc i-ốt, thuốc kháng sinh, kháng giáp, ức chế thụ thể Beta, thuốc nội tiết tố tuyến giáp và thuốc corticoid,… Dùng thuốc xạ trị: Thuốc xạ trị điều trị bệnh bướu cổ là 1 dạng i-ốt phóng xạ và tác dụng của nó là có thể phá hủy đi…
-
Ảnh hưởng của bệnh bướu cổ đến sức khỏe con người?Bướu cổ còn có tên gọi khác là bướu tuyến giáp, là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở con người. Một bệnh nhân có bướu tuyến giáp tuy lành nhưng nếu quá to có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, nói năng, thậm chí có thể gây khó thở bởi đường thở bị chèn ép. Không những thế, căn bệnh có gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Nếu không may bị bướu tuyến giáp ác tính, chúng có thể được ví như 1 loại ung thư gây ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh cơ thể con người và nhất là hệ thống dây thần kinh thanh quản, từ đó khiến cho người bệnh bị khàn tiếng. Khi bướu cổ di căn có thể gây nên các tổn thương không mong muốn đến xương, não, phổi, gan,.. Khi bệnh nhân bị suy giáp hoặc cường giáp, họ có thể dễ dàng bị tăng – giảm cân đột ngột, kiệt sức, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, đổ mồ hôi, rụng tóc và dễ gặp phải tình trạng hồi hộp, lo lắng,… Khi thấy cổ của mình to lên bất thường, các bạn…
-
Cần nhìn nhận rõ hơn về căn bệnh bướu cổ – Phần 2Nếu phát hiện trước cổ có xuất hiện một khối u chuyển động lên xuống khi nuốt hay nói chuyện; nếu cảm thấy khó nuốt, khó thở, bị khan tiếng và có hạch ở hai bên cổ, đau nhẹ ở cổ họng thì hãy đến gặp ngay bác sĩ. Có thể sau khi khám và siêu âm tuyến giáp, bác sĩ sẽ phát hiện tình trạng bướu giáp dạng đơn nhân hoặc đa nhân. Thông thường khi siêu âm, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát rất kỹ bộ phận cổ trước và hai bên cổ. Nếu phát hiện ra bướu đa hạt, các bác sĩ thấy khối u nào bất thường sẽ yêu cầu kiểm tra thử tế bào để xem có phát hiện ra điều gì hay không. Nhất là khi phát hiện ra bướu đơn hạt (đơn nhân) thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện FNA – chọc hút tếbào bằng kim nhỏ để kiểm tra xem nhân giáp lành tính hay ác tính. Cách làm này cũng không hề gây đau và chỉ có cảm giác như kiến cắn. Cụ thể, các bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ để chọc nhẹ vào bướu và hút mẫu tế…
-
Cần nhìn nhận rõ hơn về căn bệnh bướu cổ – Phần 1Bướu cổ là tên gọi không còn quá xa lạ đối với mọi người hiện nay. Bướu cổ có nhiều loại khác nhau như: bệnh Basedow, bệnh bướu độc, cường giáp,… Chính những cách gọi này khiến mọi người khó phân biệt và có cái nhìn không đúng về căn bệnh này. Có người cho rằng vì gọi nó là bướu độc nên nó chính là căn bệnh ung thư. Có người lại không biết rằng bệnh Basedow và cường giáp thực chất lại là một... Bướu cổ là bệnh tuyến giáp. Tuyến giáp là bộ phận của cơ thể đóng vai trò tiết ra hormone giáp vô cùng cần thiết cho con người. Nếu cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone T3 và T4 thì bạn bị cường giáp, còn khi không có đủ hormone thì bạn đang bị suy giáp. Khi bị suy giáp, người bệnh sẽ rất dễ thấy mệt mỏi và tăng cân. Có khá nhiều loại bướu lớn lên trong tuyến giáp, tuy nhiên phần lớn chúng là loại lành tính. Bởi tuyến giáp nằm sát trên da và ngay ở cổ nên khi có sự thay đổi như to lên về mặt kích…
-
I-ốt là gì?I-ốt là một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu trong cơ thể mỗi chúng ta. Có đến 75% lượng i-ốt tập trung ở tuyến giáp trong cơ thể mỗi người. Nó có trách nhiệm tổng hợp lượng hormone tuyến giáp T3 và T4. T3 (tri-iodothyronin) và T4 (thyroxin) có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp cho quá trình phát triển và chuyển hóa năng lượng ở cơ thể được diễn ra bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu i-ốt, khả năng tổng hợp hormone tuyến giáp sẽ bị suy giảm, từ đó khiến cơ thể gặp phải một số những dị tật bẩm sinh và xuất hiện những rối loạn khác nhau trong cơ thể, người ta gọi đó là những rối loạn do thiếu i-ốt. Đối với người lớn, lượng i-ốt cần thiết trong một ngày khoảng 150µg. Trong khi đó, trẻ em cần 100µg/ ngày. Lượng i-ốt khoảng 200µg/ngày đối với phụ nữ mang thai bởi họ còn phải bổ sung thêm lượng i-ốt để đảm bảo cho quá trình phát triển của thai nhi. Khi cho con bú, người phụ nữ phải bổ sung khoảng 210µg/ ngày. Thời kỳ mang thai là thời kỳ các mẹ cần lưu ý…
-
Có thể bạn đang bị thiếu i-ốt nếu gặp những triệu chứng sauI-ốt là một vi chất vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nó không những giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo việc sản xuất hormone tuyến giáp luôn diễn ra an toàn và không gặp phải bất kỳ vấn đề gì. Vì vậy khi cơ thể thiếu đi i-ốt, bạn sẽ có thể bị bướu cổ. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết có thể cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt i-ốt và cần bổ sung ngay. Đặc biệt nếu những triệu chứng này kéo dài và thường xuyên thì có thể sức khỏe tuyến giáp của bạn đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng. Mệt mỏi: Ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra quá nhiều thì bạn nên xem xét lại các vấn đề về sức khỏe của mình. Một người bị thiếu i-ốt có thể thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi. Táo bón: Lượng i-ốt trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận cơ quan khác trên cơ thể. Những người bị thiếu iốt có thể bị táo bón…
-
Trị bướu cổ mà không cần phẫu thuật – Có thật không?Bướu cổ là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở mọi người và chúng ta rất dễ bắt gặp. Tại Việt Nam, có đến 50 – 70% dân số mắc bệnh u tuyến giáp, tuy nhiên thì chỉ có khoảng 5% số người mắc bệnh tuyến giáp ác tính, 95% còn lại là u lành tính. Cũng tại nước ta, mỗi năm có khoảng 120.000 ca khám và điều trị căn bệnh bướu cổ được thực hiện. Nếu bị mắc u ác tính, các bạn chắc chắn sẽ phải mổ và điều trị bệnh theo phác đồ ung thư tuyến giáp. Còn đối với những loại u lành tính và có kích thước không quá lớn, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ và sức khỏe thì các bạn không nhất thiết phải điều trị bệnh. Chỉ những loại u lành tính nhưng có kích thước khối bướu lớn và ảnh hưởng tới giọng nói, đường hô hấp và thẩm mỹ, ăn uống,… mới nên điều trị ngay. Có rất nhiều cách để điều trị căn bệnh bướu cổ lành tính. Cụ thể, các bác sĩ có thể mổ mở hoặc tiến hành nội soi từ ngực,…
-
Có thể điều trị bướu cổ mà không cần phẫu thuật?Bướu cổ là căn bệnh thường gặp ở mọi người. Có bệnh nhân bị bướu cổ lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cũng có bệnh nhân bị bướu cổ ác tính và phải chữa trị gấp và kịp thời. Trong đó, có khá nhiều bệnh nhân mắc bướu cổ lành tính và họ thường không chọn phương pháp phẫu thuật vì lo lắng nó có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một phương pháp điều trị bệnh bướu cổ lành tính bằng sóng cao tần (còn được gọi là RFA). Có thể nói, bướu giáp là căn bệnh khá phổ biến với tỷ lệ mắc bệnh khá cao, có khu vực còn có đến 80% dân số mắc bệnh. Tuy nhiên trong số đó, chỉ có khoảng 3 – 7% người mắc ung thư tuyến giáp và số còn lại hầu hết đều bị bướu lành tính. Phương pháp điều trị bướu giáp nhân không còn quá xa lạ trên thế giới và nó đã được áp dụng ở rất nhiều nơi, tuy nhiên chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam không lâu. Trong…
-
Bệnh bướu cổ không lây như bạn nghĩ – Phần 2Như đã đề cập ở bài viết trước, căn bệnh bướu cổ dù xuất hiện khá phổ biến nhưng không hề bị lây như nhiều người vốn lầm tưởng. Các bạn có thể tự xem xét xem bản thân có mắc bệnh bướu cổ không bằng cách tự kiểm tra. Cụ thể, các bạn hãy lấy tay sờ lên cổ xem cổ của mình có bị bành ra, phồn to hay bị cứng hay không. Nếu có thì có lẽ bạn đã mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên mọi người cũng cần lưu ý rằng, trong quá trình đầu khi bệnh chỉ mới phát sinh, rất khó để tự nhận biết bướu cổ bởi nó còn rất nhỏ và dường như là bình thường, chúng ta không thể cảm nhận được. Ở trường hợp này, các bạn có thể tự theo dõi các biểu hiện của cơ thể để từ đó xác định căn bệnh. Cụ thể, các bạn nên chú ý xem cổ họng của mình có thường xuyên bị ứ đầy, đau rát hay khó thở, khó nuốt không; có thường xuyên bị đổ mồi hôi, mệt mỏi, giảm cân hay căng thẳng không; trí nhớ có…