chat dinh duong can thiet cho tuyen giap khoe manh
-
Phụ nữ mang thai bị suy giáp cần lưu ý
Suy giáp khi mang thai ít được phát hiện dựa trên quan sát lâm sàng. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp như mệt mỏi, khó tập trung, ngứa ran ở tay hoặc vùng chân đều là những triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Nguy hiểm cho mẹ và bé khi mẹ bị suy giáp không được phát hiện Tình trạng suy giáp nếu không được phát hiện trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc bào thai chậm phát triển. Ngoài ra, nó cũng tăng nguy cơ người mẹ mắc phải các biến chứng của việc mang thai như thiếu máu, tiền sản giật. Mẹ bị suy giáp nếu mang thai, nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Nhóm phụ nữ được phát hiện suy giáp nhiều nhất khi mang thai thường là những người đang sử dụng hormone tuyến giáp thay thế. Việc sử dụng thyroxine thay thế (như levothyroxine) có thể tăng từ 25-50% trong quá trình thai kỳ. Mẹ suy giáp khi mang thai nên lưu ý: Xét nghiệm máu kiểm tra định kì T4 và TSH rất quan trọng, và nên thực hiện…
-
Giải pháp bổ sung i-ốt – Phần 1
I-ốt là vi chất dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc thường xuyên bổ sung lượng i-ốt vừa đủ cho cơ thể sẽ giúp chúng ta phòng tránh được một số bệnh không mong muốn, đặc biệt là bệnh bướu cổ. Đối với những phụ nữ đang mang thai thì việc bổ sung i-ốt cần thiết sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng sảy thai, sinh non, đứa trẻ khi ra đời cũng không bị chậm phát triển thể chất, tinh thần hoặc các nguy cơ dị tật khác. Do đó, bà mẹ mang thai cần lưu ý, thường xuyên bổ sung i-ốt vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Không riêng gì phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cũng cần lượng i-ốt vừa đủ. I-ốt có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển cơ thể và não bộ, để trí tuệ của trẻ nhỏ phát triển ổn định và bình thường. Trẻ nếu thiếu đi i-ốt rất dễ bị mắc các chứng bệnh như đần độn, kém phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây…
-
Nên ăn gì khi bị bướu cổ?
Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Để đẩy lùi căn bệnh này ngoài việc tìm được phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh nên có những thay đổi trong đời sống, nhất là chế độ ăn uống nên bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết để góp phần hỗ trợ cho việc điều trị bệnh bướu cổ. Vậy nên ăn gì khi bị bướu cổ? Người mắc bệnh và người nhà nên tìm hiểu về vấn đề này để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh bướu cổ là do thiếu i-ốt, nên việc thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày có thể góp phần cải thiện sức khỏe của tuyến giáp . Ngoài ra, nên tăng lượng hấp thụ những đồ ăn chứa nhiều i-ốt để hỗ trợ tốt cho tiến trình điều trị như: Tăng cường bổ sung hải sản vào thực đơn hàng ngày, đây là loại thực phẩm có chứa nhiều i-ốt, nó có thể làm chậm sự trăng trưởng của bướu. Nếu như cơ thể không được bổ sung đầy đủ lượng i-ốt…
-
Những yếu tố có thể dẫn đến căn bệnh bướu cổ
Tuyến giáp là một bộ phận hình cánh bướm nhỏ nằm ở phần cổ, tuyến giáp đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như kiểm soát trao đổi chất cũng như điều khiển hoạt động hô hấp, nhịp tim và thân nhiệt.. Khi tuyến giáp phát triển to hơn bình thường thì đó là dấu hiệu của bệnh bướu cổ. Càng ngày càng có nhiều người mắc phải căn bệnh này. Bệnh có thể xảy ra với bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào của cuộc đời, nhất là những người ở độ tuổi trung niên tức là từ 50 tuổi trở đi. Nó làm người bệnh khó chịu với những cơn ho, khó khăn trong việc hít thở cũng như ăn uống. Đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh bướu cổ ? Dưới đây là những yếu tố được xem là lý do dẫn đến căn bệnh bướu cổ thường gặp. Giới tính: xét về vấn đề giới tính, do cấu trúc của cơ thể thì phụ nữ là đối tượng dễ gặp phải vấn đề về tuyến giáp hơn so với nam giới. Chế độ ăn uống thiếu i-ốt: Nhiều nghiên…
-
Những phương pháp chuẩn đoán được căn bệnh bướu cổ
Nhận diện bướu cổ Bướu cổ là sự gia tăng kích thước tuyến giáp, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Các dấu hiệu thường gặp là: cổ bị sưng, có cảm giác vướng víu, khó thở, khó nuốt, ho, khàn giọng Hãy đến gặp bác sĩ Nếu nghi ngờ bị mắc bệnh bướu cổ, bạn hãy đi khám sớm để được kiểm tra và điều trị. Khám Bướu cổ ở đâu ? Bạn có thể đến các bệnh viện tỉnh, thành phố có khoa nội tiết, các bệnh viện có chuyên khoa ung bướu hoặc bệnh viện ung bướu. Bạn cũng có thể đến Phòng khám Chuyên khoa Bướu cổ Sài gòn – nơi chuyên khám điều trị bướu giáp bằng phương pháp tiên tiến kỹ thuật cao, không cần phẫu thuật. Cần kiểm tra và xét nghiệm gì để xác định bệnh bướu cổ Có nhiều cách để kiểm tra, xét nghiệm giúp bạn xác định mình có mắc bệnh bướu cổ hay không : Xét nghiệm máu : Kiểm tra TSH (hormone điều hòa chức năng tuyến giáp) : để xác định cường giáp hay suy giáp. Nồng độ TSH thấp hơn tiêu chuẩn cho thấy…
-
Những phương pháp điều trị bướu cổ tiên tiến mang lại hiệu quả cao
Sức khỏe luôn là vốn quý của con người, dù ở bất cứ độ tuổi nào. Ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tác nhân gây hại bên ngoài môi trường, con người cần phải chú ý hơn đến sức khỏe của bản thân cũng như gia đình mình. Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh phổ biến không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ, khiến người bệnh lo lắng không biết nên điều trị như thế nào để có thể xua tan nỗi lo về căn bệnh này một cách nhanh chóng. Dưới đây là những phương pháp điều trị bướu cổ tiên tiến hiện nay: Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải xác định tình trạng bệnh, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Khám lâm sàng và siêu âm tuyến giáp là cách thức cơ bản để xác định bệnh : Người bệnh có thể đến những bệnh viện hay những phòng khám chuyên khoa để được kiểm…
-
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc bệnh tuyến giáp – Phần 2
Các vấn đề về da và tóc bị thay đổi Nếu tuyến giáp của bạn gặp vấn đề thì da và tóc sẽ là những bộ phận dễ bị thay đổi nhất. Nếu bạn bị suy giáp, tóc của bạn sẽ thô, khô và trở nên giòn hơn, thậm chí rất dễ gãy và rụng. Trong khi đó làn da của bạn lại trở nên thô, khô, dày và bị bong tróc. Bạn cũng sẽ hay bị rụng lông ở rìa ngoài lông mày. Còn nếu bạn bị bệnh cường giáp, bạn sẽ bị rụng tóc nghiêm trọng, da sẽ mỏng đi rất nhanh và cực nhạy cảm. Vấn đề Cholesterol trong cơ thể Nếu cơ thể bạn có nồng độ cholesterol cao mà không phải do các hoạt động thể dục, chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc giảm cholesterol thì rất có thể bạn đã bị bệnh suy giáp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một trong những dấu hiệu của bệnh suy giáp là nồng độ cholesterol cao bất thường. Kinh nguyệt bất thường và khó có con Thật tệ khi suy giáp còn có thể gây ảnh hưởng đến cả kinh nguyệt và khả năng có…
-
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc bệnh tuyến giáp – Phần 1
Tuyến giáp là tuyến nằm ở phần cổ của con người, có dạng con bướm và được ví như cột đèn tín hiệu giúp điều khiển các quá trình trao đổi chất của con người. Đó là lý do chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng của bộ phận tuyến giáp. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng tuyến giáp cũng là khu vực cực dễ bị viêm nhiễm và xâm nhập, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Hiện nay có khá nhiều người mắc các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp và bạn cần sớm phát hiện ra bệnh để có thể có biện pháp điều trị, khắc phục bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin về dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc bệnh tuyến giáp. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn. Cổ sưng Khi bạn có cảm giác cổ mình bị sưng lên và cảm thấy khó chịu khi đeo cà vạt, mặc áo cổ cao, đồng thời khi nói phát ra tiếng khàn,…
-
Thiếu i-ốt ở trẻ nhỏ có thể gây nên căn bệnh nguy hiểm – Phần 2
Nhiều chuyên gia nhận định rằng, có khá nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh bướu cổ, trong đó nguyên nhân chủ yếu, cơ bản và quan trọng nhất đó là hiện tượng cơ thể thiếu hụt lượng i-ốt quá lớn. Trung bình, mỗi người sẽ cần khoảng 150 – 200 mcg i-ốt một ngày. Nguồn i-ốt đó có thể lấy từ muối i-ốt, nước cuống, không khí, đồ ăn,… Do đó nếu khu vực bạn sinh sống thiếu i-ốt, có nghĩa là các động vật, thực vật, nguồn nước và không khí,… ở khu vực đó cũng thiếu hụt i-ốt, và nguy cơ bạn mắc bệnh bướu cổ cũng là rất cao bởi cơ thể không nhận được đủ lượng i-ốt cần thiết. Nhiều cuộc khảo sát và điều tra đã chỉ rõ, hiện nay chỉ có khoảng 25 – 30% đáp ứng được nhu cầu sử dụng i-ốt đầy đủ, trong đó chỉ có đến 9,8% số trẻ em từ 8 – 10 tuổi là có đủ i-ốt trong cơ thể (Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết trung ương). Vào những năm trước 2005, Việt Nam là quốc gia đáng báo động trong việc thiếu hụt…
-
Thiếu i-ốt ở trẻ nhỏ có thể gây nên căn bệnh nguy hiểm – Phần 1
Có 1 thực tế đang hiện hữu ngày nay là có khá nhiều người mắc bệnh bướu cổ, trong đó số lượng trẻ em mắc phải căn bệnh này cũng không hề ít 1 chút nào mà đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Đối với các em nhỏ, đây là căn bệnh cực nguy hiểm không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển bình thường của cá em mà còn ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển trí thông minh của các em bé. Dạo quanh 1 số bệnh viện hiện nay, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ còn nhỏ tuổi bị chẩn đoán mắc căn bệnh bướu cổ. Đây quả là 1 chuyện đáng buồn đối với các gia đình có con nhỏ mắc bệnh bướu cổ. Sẽ may mắn nếu con em họ chỉ bị mắc bướu cổ lành tính chứ không phải những loại bướu cổ khác. Nguyên nhân chính khiến các em nhỏ mắc căn bệnh bướu cổ là thiếu i-ốt. Nhiều gia đình hiện nay đã sử dụng mì chính, bột canh thay vì muối i-ốt thông thường, từ đó…