chat dinh duong can thiet cho tuyen giap khoe manh
-
Bệnh nhân bướu cổ nên ăn và kiêng ăn gì
Cuộc sống hiện đại, khoa học tiến bộ nên con người được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Thế nhưng cùng với đó chúng ta cũng phải đối mặt nhiều hơn với những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bướu cổ là một căn bệnh quen thuộc, nhưng chính vì điều đó mà nhiều người chủ quan không phát hiện sớm để điều trị. Bướu cổ là tổn thương bệnh lý khi cơ thể không được hấp thu I-ốt một cách đầy đủ. Trong điều trị bệnh bướu cổ, bên cạnh tuân thủ quy tắc điều trị thì ăn hay kiêng ăn những thực phẩm nào cũng tác động rất lớn đến bệnh. Bệnh bướu cổ là khi người bệnh không được cung cấp đủ I-ốt cần thiết cho cơ thể nên bệnh nhân bướu cổ nên tăng cường sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt. Loại thực phẩm chứa nhiều I-ốt nhất chính là hải sản. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và nhận định rằng hải sản là nguồn nguyên liệu cung cấp tự nhiên vô cùng tuyệt vời và an toàn cho cơ thể con người Bạn nên cung cấp 1 đến 2…
-
Ăn uống như thế nào để có lợi cho sức khỏe người bị bướu cổ
Bướu cổ là căn bệnh thường gặp ở nhiều người. Nó xuất hiện khi cơ thể không hấp thu lượng i-ốt đầy đủ. Việc ăn uống thiếu i-ốt trong một thời gian dài sẽ không thể cung cấp đủ nhu cầu hợp thành dưỡng chất cho tuyến giáp trạng trong cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp trạng tiết quá nhiều và tổ chức tuyến giáp trạng tăng sinh, sưng to. Đến giai đoạn cuối, tế bào tuyến giáp phì đại và có thể phát sinh tình trạng hoại tử, vôi hóa hoặc xuất huyết. Nguyên tắc ăn uống đối với bệnh nhân bướu cổ là gì? Vì bướu cổ xuất hiện khi cơ thể thiếu nhiều i-ốt, do đó các bệnh nhân cần bổ sung i-ốt cho cơ thể thông qua việc sử dụng muối ăn hoặc các thực phẩm chứa hàm lượng i-ốt cao như ngao, sò, hải sản,… Tình trạng sưng tuyến giáp trạng dạng phân tán sẽ khiến tiêu hao i-ốt có trong cơ thể, do đó mà bệnh thường phát sinh trong các giai đoạn như dậy thì, thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ kinh nguyệt,…Đó là lý do cơ thể bạn cần đảm…
-
Các dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về tuyến giáp
Tuyến giáp là một phần quan trọng của hệ thống nội tiết. Tuyến giáp có hình bướm nhỏ ở đáy cổ họng. Tuyến giáp tạo hormone thyroxine, giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, trọng lượng. Nhiều người không hề nhận biết rằng tuyến giáp của mình có vấn đề và vô tình để bệnh trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang có vấn đề với tuyến giáp. 1. Đau khớp : Nếu bạn thường xuyên bị đau khớp, yếu cánh tay hoặc có vấn đề với hội chứng ống cổ tay thì có thể bạn đang có vấn đề với tuyến giáp. 2. Khó chịu ở xung quanh cổ hoặc cổ vai bị sưng đỏ có thể là một dấu hiệu của phì đại tuyến giáp. 3. Thường xuyên thấy mệt mỏi và kiệt sức, thậm chí ngay sau một đêm dài ngủ đủ giấc. 4. Rụng tóc, da thô, khô và có thể có vảy. 5. Có vấn đề về trọng lượng như không thể giảm cân dù tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập đầy đủ hoặc không…
-
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và nguy cơ bướu cổ
Phụ nữ đến độ tuổi ngoài 40 có rất nhiều vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, ủ rũ, tính tình thất thường, lo lắng, căng thẳng và khó ngủ. Giải pháp thường được sử dụng là dùng estrogen và progesterone thay thế hormone hoặc uống thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể là do tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Nhiều người cho rằng bệnh lý tuyến giáp chỉ xảy ra ở những người tăng cân, cổ có cục bướu to hoặc nhãn cầu lồi. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người bị bướu cổ mà không có những biểu hiện đó, đặc biệt là người bị bướu giáp nhân. Vì vậy, cách tốt nhất để biết một tuyến giáp có vấn đề hay không là cần phải khám, làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp hoặc siêu âm tuyến giáp. Những cơn nóng bừng trong người hay hiện tượng bốc hỏa thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh có thể là do sự sụt giảm hormon giới tính nhưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng tăng nồng độ hormone tuyến giáp T3,…
-
Bướu cổ – Căn bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào – Phần 2
Không phải chỉ những người ở vùng sâu vùng xa mới có nguy cơ cao bị mắc bệnh bướu cổ vì họ bị thiếu hụt i-ốt mà ngay cả tại các đô thị phát triển, nhiều người dân cũng đang phải đối mặt với căn bệnh này và con sốngười mắc bệnh bướu cổ vẫn đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Nếu trước đây, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 8–10 bị bướu cổ đến 9.8 % và là vấn đề sức khỏe đáng quan tâm của cộng đồng theo như khuyến cáo của UNICEF thì ngày nay, tại Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM, mỗi ngày có đến hàng trăm bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh bướu cổ. Số bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ ngày càng nhiều. Khi nói đến nguyên nhân của căn bệnh bướu cổ, chúng ta không thể không nghĩ đến nguyên nhân hàng đầu là do khẩu phần ăn hàng ngày thiếu i ốt. Nếu khẩu phần ăn của bạn thiếu i ốt dài ngày, cơ thể sẽ không có đủ chất để duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh vì điều đó dẫn đến tình trạng…
-
Bướu cổ – Căn bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào – Phần 1
Bướu cổ là căn bệnh khá phổ biến đối với mọi người, nó có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất là từ lứa tuổi trung niên. Trong những năm gần đây, bệnh bướu cổ đang ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là tại Việt Nam. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng xấu gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Các bạn nên thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày của mình qua việc bổ sung muối có chứa i-ốt vào thực đơn hàng ngày. Đây được cho là cách làm hết sức hiệu quả. Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh bướu cổ còn có nhiều tên gọi khác như bệnh nhiễm độc giáp, basedow hoặc được gọi là cường giáp. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số các triệu chứng như hồi hộp, tăng – sụt cân nhanh chóng, tim đập nhanh, mắt lồi, tính tình nóng nảy, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Căn bệnh xuất hiện do sự tăng kích thước…
-
Bệnh suy giáp ở nam giới
Suy giáp là tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp. Phụ nữ thường bị bệnh nhiều hơn nam giới.Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đàn ông bị suy giáp và chịu nhiều ảnh hưởng do căn bệnh này mang lại. Tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của mọi tế bào trong cơ thể. Rối loạn hormone tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Nam giới suy giáp cũng có những dấu hiệu giống phụ nữ như: kiệt sức, hay bị lạnh, táo bón..... Ngoài ra, còn có một số triệu chứng thường gặp khác là : Đau các cơ bắp, giảm hoạt động thể lực. Giảm khả năng tư duy và khả năng đối phó với căng thẳng . Rụng tóc, kéo theo tình trạng hói đầu. Rối loạn chuyển hóa cholesterol. Giảm khả năng tình dục, giảm nồng độ testosterone – hormone quan trọng kích thích sản xuất tinh trùng , làm hạn chế khả năng sinh con.. Người hay cảm thấy phiền muộn, lo âu. Đàn ông khi gặp những dấu hiệu trên đây, nên…
-
Cần cân nhắc khi phẫu thuật tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là căn bệnh rất phổ biến hiện nay. Mặc dù phần nhiều là bướu lành tính nhưng bệnh cũng gây nhiều khó khăn cho người bệnh như tình trạng mệt mỏi kéo dài và những triệu chứng khó thở, khó nuốt vướng víu ở cổ họng xảy ra thường xuyên. Những triệu chứng đó khiến bệnh nhân chỉ mong muốn phẫu thuật loại bỏ bướu. Tuy nhiên, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ, tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp điều trị bằng phẫu thuật mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ung thư tuyến giáp, bắt buộc phải điều trị bằng phẫu thuật, còn nhiều trường hợp người bị bướu cổ lành tính có thể điều trị nội khoa hoặc sử dụng phương pháp can thiệp công nghệ cao như laser bướu cổ và sóng cao tần mà không cần thiết phải phẫu thuật. Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật cũng được áp dụng trong điều trị bướu giáp nhân lành tính khi bướu phát triển quá lớn gây khó nuốt, khó thở hoặc khàn giọng. Những biến chứng trong phẫu thuật…
-
Những lưu ý cho người mẹ bị cường giáp khi mang thai
Trường hợp tự phát hiện cường giáp trong khi mang thai chiếm tỉ lệ 1/ 2000. Chứng Basedow chiếm khoảng 95% trong các ca cường giáp được phát hiện trong quá trình mang thai. Những triệu chứng của cường giáp nhẹ khá giống với những dấu hiệu của thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, ở những người xuất hiện các triệu chứng như là giảm cân nghiêm trọng, ói mửa, tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh thì nên đi xét nghiệm máu để đánh giá. Mẹ mang thai bị cường giáp có nguy hiểm không? Cường giáp nhẹ hay cận lâm sàng có mức TSH và FT4 bình thường có thể không gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nên việc chữa trị có thể chưa cần thiết. Xét nghiệm tuyến giáp nên được làm định kỳ 04 tuần/lần. Nếu cường giáp nặng, có thể dẫn đến các biến chứng cho thai nhi và mẹ như khó tăng cân, tình trạng tim đập nhanh và dễ xảy thai. Phụ nữ mang thai bị cường giáp nên được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa Người mẹ bị cường giáp cần được theo dõi cẩn trọng của bác sĩ…
-
Giải pháp bổ sung i-ốt – Phần 2
I-ốt không thể tự tổng hợp, do đó mà con người chỉ có thể bổ sung i-ốt cho cơ thể qua đường ăn uống. Các thực phẩm chứa i-ốt có trong tự nhiên không nhiều, không những thế chúng còn dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm. Có thể điểm đến một số thực phẩm có chứa khá nhiều i-ốt như phô mai (200 mcg/100g), lươn và hải sản (60 mcg/100g), trứng gà (169 mcg/100g), sữa bột toàn phần (110 mcg/100g), tảo biển (92 mcg/100g),… Không chỉ các tổ chức y tế ở Việt Nam mà cả Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng luôn khuyến nghị mọi người sử dụng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Tại nước ta đã có kế hoạch Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng 2011 – 2015 và tầm nhìn đến 2020 đã đạt được nhiều kết quả tích cực với mục tiêu khắc phục tình trạng thiếu hụt i-ốt. Nếu nhiều gia đình không quen với mùi vị của muối ăn mà luôn quen sử dụng hạt nêm (vì hạt nêm kết hợp nhiều loại gia vị khác nhau) thì có thể dẫn đến…