Góc chuyên môn
-
Đốt Sóng Cao Tần RFA: Cách Chữa Trị Bướu Giáp Nhân Hiệu QuảĐốt Sóng Cao Tần RFA Bướu Cổ có khả năng loại bỏ bướu giáp nhân mà không để lại sẹo và hầu như không gây ra các biến chứng như phương pháp mổ bướu cổ thông thường. Điều trị bướu cổ bằng sóng cao tần giúp loại bỏ khối bướu cổ mà không để lại sẹo Bướu Giáp Nhân Là Gì? Bướu giáp nhân (Thyriod Nodules) là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp, được phân loại thành nhân lành tính và ác tính, trong đó nhân lành tính chiếm đa số. Hằng năm có khoảng 115.000 người được khám và chữa bệnh bướu giáp nhân. Bướu giáp nhỏ có thể không gây ra vấn đề về thể chất hoặc thẩm mỹ. Nhưng bướu giáp kích thước lớn có thể làm mất thẩm mỹ, khó thở hoặc khó nuốt, gây ho, khàn tiếng,… Ngoài ra, bướu giáp còn có thể gây ra nhiều rối loạn như mệt mỏi, tăng cân (do suy giáp) hoặc giảm cân ngoài ý muốn, dễ cáu gắt, khó ngủ, tim đập nhanh, suy tim,…(do cường giáp). Điều Trị Bướu Giáp Nhân Điều trị nội khoa bằng thuốc và phẫu thuật là các phương pháp…
-
Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến GiápXét nghiệm chức năng tuyến giáp là một trong những những xét nghiệm rất có giá trị trong việc chẩn đoán và theo dõi bệnh lý tuyến giáp như Bướu Cổ, Bướu Giáp, Ung Thư Tuyến Giáp. Xét Nghiệm Tuyến Giáp Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là các xét nghiệm máu nhằm kiểm tra nồng độ của các hormon do tuyến giáp sản xuất (hormon thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3)) và một loại hormon do tuyến yên sản xuất (TSH) có tác động tới tuyến giáp. Xét Nghiệm Chức Năng Tuyến Giáp Để Làm Gì? Xét nghiệm chức năng tuyến giáp thường được thực hiện khi bệnh nhân có nghi ngờ bị cường giáp hoặc suy giáp. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được thực hiện để: - Theo dõi, từ đó điều chỉnh liều lượng thuốc ở bệnh nhân cường giáp hoặc suy giáp đang được điều trị bằng thuốc - Kiểm tra xem bệnh nhân mắc các loại bệnh về tuyến giáp có đủ điều kiện để điều trị bằng iod phóng xạ. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một xét nghiệm máu đơn giản, bệnh nhân được lấy một lượng máu cần thiết, sau đó,…
-
Bướu cổ Basedow: Nên điều trị sớmBệnh Basedow nếu không được điều trị kịp thời, hoặc điều trị không đúng cách có thể gây suy kiệt, suy tim, dẫn đến tử vong. Điều trị Basedow Bướu cổ Basedow là gì? Bướu cổ Basedow là một bệnh nội tiết thường gặp, bệnh xuất hiện khi tuyến giáp hoạt động quá mức, làm dư thừa lượng hormon trong cơ thể, dẫn đến những thay đổi bất thường đối với các cơ quan, tổ chức trong cơ thể. Nguyên nhân Nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh Basedow liên quan đến bệnh lý tự miễn (là bệnh lý cơ thể người sinh ra các kháng thể tự chống lại cơ thể mình). Ngoài ra, có thể kể đến một vài yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Basedow như: di truyền, bị stress, chấn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, sử dụng trong thời gian dài các loại thuốc chứa nhiều i-ốt như thuốc chống loạn tim… Dấu hiệu Người mắc bệnh Basedow thường cảm thấy tinh thần bất ổn, mất ngủ hoặc khó ngủ, run tay, sút cân mặc dù thường xuyên thèm ăn, ăn nhiều, rối loạn nhịp tim, ra mồ hôi nhiều, đi đại tiện thường xuyên, rối loạn…
-
Ung thư tuyến giáp có đáng sợ hay không?Nếu được phát hiện sớm, bệnh ung thư tuyến giáp có thể điều trị được.(**) (**): James Norman MD, FACS, FACE (2012), Thyroid Cancer Điều trị ung thư tuyến giáp Bệnh ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 1% các loại ung thư và là ung thư nội tiết tố thường gặp nhất. Bệnh tuy khó phát hiện ngay từ đầu nhưng lại có khả năng chữa trị cao. Ung thư tuyến giáp là ung thư nội tiết tố thường gặp nhất Khó phát hiện bằng mắt thường Ung thư tuyến giáp là dạng ung thư nội tiết tố khá phổ biến, thường gặp ở phái nữ trong độ tuổi từ 20-50. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp bị các tế bào ác tính tấn công, gây rối loạn chức năng của tuyến giáp trong cơ thể. Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư tuyến giáp hầu như không có biểu hiện gì. Bệnh nhân vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường nên rất khó phát hiện. Bệnh chỉ có thể được phát hiện tình cờ qua siêu âm, khám định kỳ. Trong giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân có thể nhìn hoặc sờ thấy một cục (hạt giáp) nổi…
-
Sinh thiết Bướu giáp"Sinh thiết bướu giáp là cách chính xác nhất để xác định khối bướu ở tuyến giáp là lành tính hay ung thư" Xét nghệm chức năng tuyến giáp Sinh thiết bướu giáp là gì? Muốn chẩn đoán khối bướu ở tuyến giáp có phải là ung thư hay không, bác sĩ luôn phải dựa vào kết quả khảo sát các mẫu tế bào hoặc mẫu mô bướu giáp thông qua kính hiển vi. Việc lấy tế bào (hoặc mô) để thử như vậy gọi là sinh thiết bướu giáp. Sinh thiết tuyến giáp tại Phòng khám Chuyên khoa Bướu cổ Sài Gòn Khi nào cần sinh thiết bướu giáp? Bệnh nhân được chỉ định sinh thiết bướu giáp khi sờ thấy các hạt giáp (khối u vùng tuyến giáp) qua thăm khám lâm sàng, khi siêu âm thấy các hạt giáp lớn hơn 1cm. Đối với hạt giáp có kích thước dưới 1cm phát hiện qua siêu âm thì chỉ thực hiện sinh thiết khi có các đặc điểm nghi ngờ ác tính qua hình ảnh siêu âm. Sinh thiết bướu giáp được thực hiện như thế nào? Quy trình sinh thiết diễn ra nhanh chóng và đơn giản:…
-
Siêu Âm Tuyến GiápMột trong những phương pháp chẩn đoán bệnh tuyến giáp nhanh chóng, chính xác và an toàn chính là siêu âm tuyến giáp. Siêu Âm Tuyến Giáp Để Làm Gì? Siêu âm tuyến giáp nhằm chẩn đoán các bất thường của tuyến giáp bằng hình ảnh qua máy siêu âm. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sử dụng một đầu dò di chuyển trực tiếp trên phần cổ của bệnh nhân, đồng thời một màn hình máy tính được kết nối với đầu dò sẽ phát ra những hình ảnh thu thập được. Bác sĩ dựa vào những hình ảnh này để chẩn đoán bệnh. Siêu âm tuyến giáp tại Phòng khám Chuyên khoa Bướu cổ Sài Gòn Siêu âm tuyến giáp giúp phát hiện các nhân giáp không thể sờ hay nhìn thấy qua thăm khám lâm sàng, xác định vị trí các bướu giáp và đặc tính của nó: là bướu đơn nhân hay đa nhân, phân biệt các nang nhân đơn thuần có nguy cơ bị ung thư thấp với các nhân đặc và nhân hỗn hợp có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp cao hơn, xác định kích thước các nhân và thể tích…
-
Khám Lâm Sàng Bướu Cổ Ở TP.HCMHỏi bệnh và khám lâm sàng là bước đầu tiên và vô cùng cần thiết trong việc phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Hỏi Bệnh Một trong những nền tảng để bác sĩ phát hiện ra bệnh tuyến giáp xuất phát từ việc hỏi bệnh. Thông thường, bệnh nhân sẽ được hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh lý của bản thân, của gia đình, về các bất thường ở vùng cổ, bất thường về cảm xúc, các thay đổi của cơ thể… Khám lâm sàng bướu cổ Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp rất rộng, ảnh hưởng đến tâm trạng, năng lượng, nhiệt độ cơ thể, cân nặng, tim và nhiều hơn nữa. Do đó, khó có thể chẩn đoán chính xác ngay lập tức thông qua việc hỏi bệnh. Khám Bướu Cổ Khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh tuyến giáp có thể bao gồm đo huyết áp, tim mạch, đo chiều cao, cân nặng để tính chỉ số cơ thể, sờ và quan sát vùng cổ… Qua việc sờ và quan sát vùng cổ, bác sĩ có thể phát hiện ra các nhân tuyến giáp mềm hoặc cứng, nhỏ…
-
Điều trị ung thư tuyến giápPhẫu thuật là phương pháp chính để điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn phải áp dụng một vài phương pháp điều trị khác như xạ trị, điều trị nội tiết để đạt kết quả tối ưu, đưa sức khỏe của người bệnh trở lại như người bình thường. Ung thư tuyến giáp: Có thể điều trị Phẫu thuật Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật là phương pháp chính. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí, tình trạng di căn của khối u… mà bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Đối với hạch cổ nếu đã có di căn, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch nhằm làm giảm tỉ lệ bệnh tái phát. Phẫu thuật là phương pháp chính trong điều trị ung thư tuyến giáp Điều trị bằng i-ốt phóng xạ Điều trị bằng i-ốt phóng xạ thường được tiến hành sau phẫu thuật, nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Ngoài ra, i-ốt phóng xạ cũng có thể được dùng để điều trị ung thư tuyến giáp tái phát sau điều trị…
-
Đừng chần chừ khi điều trị suy giápBệnh suy giáp nếu không điều trị, hoặc điều trị chậm trễ sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như gây suy tim, xơ vữa mạch máu, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Suy giáp là gì? Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số loại hormon cần thiết cho cơ thể, dẫn đến những vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, béo phì, đau cơ, đau xương… Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy giáp? Thiếu i-ốt và viêm tuyến giáp mạn tính là hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến các nguyên nhân sau: do quá trình mang thai, do ảnh hưởng của một số loại thuốc, do phẫu thuật tuyến giáp, do bệnh lý tự miễn... Người mắc bệnh suy giáp có những biểu hiện nào? Bệnh nhân suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản, giảm trí nhớ, chịu lạnh kém, tăng cân bất thường, rụng tóc, da khô, tim đập chậm, đau cơ, đau khớp, kinh nguyệt nhiều hơn… Bệnh nhân suy giáp thường cảm thấy mệt mỏi, giảm trí nhớ, chịu lạnh kém, tăng cân bất…
-
Hội chứng cường giápCường giáp là hội chứng tuyến giáp sản xuất dư thừa hormon, khiến quá trình trao đổi chất tăng tốc nhanh chóng, dẫn đến những thay đổi bất thường trong cơ thể. Tuyến giáp là gì? Hiểu đúng về bệnh tuyến giáp Dấu hiệu cường giáp Thường xuyên thèm ăn, ăn uống nhiều nhưng lại xuống cân nhanh chóng, người luôn cảm thấy nóng nực, căng thẳng, khó chịụ… là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh cường giáp. Bệnh nhân cường giáp thường xuyên cảm thấy căng thẳng, nóng nảy... Ngoài ra, người mắc bệnh cường giáp còn xuất hiện thêm các biểu hiện như tim đập nhanh, khó ngủ, ra nhiều mồ hôi, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, người mệt mỏi, da mỏng, tóc mỏng… Nguyên nhân dẫn đến cường giáp Cường giáp là tập hợp các triệu chứng do nhiều bệnh gây nên, do đó, trong y khoa thường gọi là hội chứng cường giáp chứ không phải là bệnh cường giáp. Bệnh bướu giáp trạng (mà chúng ta hay gọi là bệnh bướu cổ) là một trong những nguyên nhân dẫn đến hội chứng cường giáp. Có hai loại bướu cổ gây ra hội chứng…