biểu hiện thiếu i-ốt
-
Nên khám và điều trị bướu cổ ở đâu?Người bệnh bướu cổ thường mong muốn được đến đúng nơi để khám, tư vấn và điều trị bướu cổ hiệu quả và an toàn. Chọn những bệnh viện lớn có chuyên khoa sâu và các phòng khám uy tín với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tư vấn tận tình luôn là vấn đề quan tâm của nhiều bệnh nhân và gia đình người bệnh. Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn trả lời câu hỏi nên điều trị bướu cổ ở đâu và lựa chọn nơi điều trị phù hợp. 1. Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện chuyên khoa hạng I có nhiệm vụ khám, chữa bệnh chuyên về ung bướu tại khu vực Tp.HCM và các tỉnh thành phía nam. Đây là bệnh viện uy tín trong công tác điều trị các bệnh ung bướu nói chung và bệnh bướu cổ nói riêng. 2. Bệnh viện Chợ Rẫy Trung Tâm Ung Bướu của Bệnh viện Chợ Rẫy đã đưa vào hoạt động năm 2015 có chức năng khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh về ung…
-
Những khó khăn mà bệnh bướu cổ gây ra cho người bệnhBệnh bướu cổ là căn bệnh nội tiết thường gặp. Vậy, bệnh bướu cổ gây ra những khó khăn gì cho người bệnh? 1. Những khó khăn do bệnh bướu cổ gây ra Bệnh bướu cổ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần và sức khỏe hàng ngày của người bệnh. Những người mắc bệnh bướu cổ sẽ cảm thấy rất khó chịu, khó nuốt, gây đau, làm cho người bệnh khó thở khi bướu cổ phình to, hơn nữa căn bệnh này còn làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ vùng cổ của người bệnh. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi mà các tuyến giáp to lên nhiều so với mức bình thường. Việc hay đổi hormone tuyến giáp gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người bệnh. Khi suy giáp sẽ gây nên giảm trí nhớ, yếu cơ, da trở nên khô hơn và nhám Ngoài ra, còn một số các biểu hiện như bị táo bón, tăng cân, rụng tóc, nói chậm, khó thở, phù mi mắt, phù ngoại, sợ lạnh, khàn tiếng, giảm tiết mồ hôi, chán ăn, da lạnh, rối loạn tâm thần, lưỡi to, rong kinh, phù mặt, điếc, tóc khô,…
-
Điều trị bướu giáp như thế nào?Bướu giáp là bệnh nội tiết thường gặp. Phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới và thường trong độ tuổi từ 40- 60. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa và điều đáng lo ngại là tỷ lệ ung thư tuyến giáp khá cao ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp đúng đắn sẽ làm thay đổi tiên lượng bệnh và có thể ngăn chặn nguy cơ phát sinh các yếu tố nguy hiểm. Người bị bướu giáp cần cảnh giác và thăm khám đều đặn vì tốc độ phát triển của bướu giáp ban đầu rất chậm, có thể không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, khối u nếu không được thăm khám và điều trị, nó sẽ phát triển và chèn ép lên các khu vực dây thần kinh thanh quản, khí quản và thực quản, gây khó nuốt, khó thở, khàn giọng. Khả năng mắc bệnh bướu tuyến giáp tăng dần theo độ tuổi và chiếm khoảng 10% dân số. Khoảng hơn 90 % nhân giáp là lành tính, và có 5% - 10% là ác tính. Điều trị bướu giáp với nhân giáp…
-
Cách điều trị bệnh bướu cổ tại nhàTuyến giáp có hình bướm nằm phía trước cổ. Khối bướu có thể phát sinh khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, dẫn đến tình trạng tuyến giáp phình to, gọi là bệnh bướu cổ. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh bướu cổ Thiếu iốt là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bướu cổ. Theo ước tính, khoảng 90% trường hợp bướu cổ là do thiếu i-ốt. Phụ nữ trên 40 tuổi hoặc phụ nữ thời kỳ mãn kinh dễ mắc bệnh bướu cổ. Người có tiền sử phơi nhiễm phóng xạ cũng dễ bị bướu cổ hơn người bình thường. Không phải ai bị bướu cổ cũng có các triệu chứng giống nhau, có người không có dấu hiệu gì cho đến khi được phát hiện tình cờ qua một cuộc thăm khám sức khỏe tổng quát.Tuy nhiên, các dấu hiệu thường gặp là có khối u ở cổ, khó nuốt, khó thở, cảm giác nghẹn ở cổ, ho hoặc khàn giọng Việc điều trị bướu cổ tùy thuộc vào kích cỡ, tình trạng bướu cũng như các triệu chứng liên quan. Cùng với việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác…
-
Chẩn đoán u lành tính hay ác tính trong chữa bướu cổSự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp hình thành khối u trong tuyến giáp. Khi khám lâm sàng phát hiện khối u, bác sĩ cần kiểm tra xem nhân giáp là lành tính hay ác tính. Các phương pháp chẩn đoán trước khi chữa bướu cổ Đo nồng độ của hormone tuyến giáp (thyroxine,hoặc T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu. Siêu âm tuyến giáp: Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để có được hình ảnh của tuyến giáp và đánh giá nhân giáp như: kích thước, đặc điểm, vị trí… Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định những nhân giáp đáng ngờ. Sinh thiết bướu giáp bằng kim nhỏ (FNA): Bác sĩ sẽ sử dụng một kim rất mảnh để lấy nhiều mẫu tế bào từ nhân giáp.Các mẫu tế bào sẽ được đem soi dưới kính hiển vi để xác định nhân giáp lành tính hay ác tính Cách chữa bướu cổ khi khối u là lành tính Nhân giáp lành tính là một khối u không ảnh hưởng đến những mô xung quanh. Mặc dù nhân giáp lành tính có sự tăng sinh của các tế…
-
Có những cách trị bướu cổ nào hiện nay?Bướu cổ là tình trạng phình to của tuyến giáp, có thể phát hiện bằng mắt thường hoặc qua sờ nắn vùng cổ. Khi bị bướu cổ, người bệnh có thể có cảm giác vướng và nghẹn ở cổ họng, ho, khàn tiếng, khó nuốt hoặc khó thở. Làm gì khi phát hiện dấu hiệu của bệnh bướu cổ Khi phát hiện dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử bệnh và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó cho thực hiện các xét nghiệm hỗ trợ trong chẩn đoán như: xét nghiệm hormone giáp, siêu âm tuyến giáp hoặc sinh thiết bướu giáp. Sau đó sẽ đưa ra những cách trị bướu cổ phù hợp nhất đối với mỗi trường hợp cụ thể. Có 2 cách trị bệnh bướu cổ hiện nay là sử dụng các loại thuốc y học cổ truyền và sử dụng các biện pháp Tây y Cách trị bướu cổ bằng phương pháp y học cổ truyền Các loại thuốc y học cổ truyền cũng có tác dụng chữa trị đối với một…
-
Có những cách chữa bệnh bướu cổ nào?Bệnh bướu cổ có thể được phát hiện tình cờ qua một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm vùng cổ. Để chữa bệnh bướu cổ hiệu quả, cần có sự chẩn đoán chính xác từ các bác sĩ chuyên khoa. Các bước chẩn đoán bao gồm: Xét nghiệm hormone tuyến giáp để chẩn đoán suy giáp hoặc cường giáp Siêu âm xác định kích thước của tuyến giáp và xem có tuyến giáp có chứa các nhân giáp hay không. Sinh thiết tế bào FNA để xác định nhân giáp lành hay ác tính Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân về cách chữa bệnh bướu cổ phù hợp với tình trạng bệnh. Chữa bệnh bướu cổ bằng nội khoa Nếu bướu nhỏ và tuyến giáp hoạt động bình thường, bác sĩ sẽ để theo dõi và tái khám định kỳ. Trường hợp suy giáp, bác sĩ sẽ cho bổ sung hormone tuyến giáp như levothyroxine để giải quyết các triệu chứng của suy giáp và quá trình giải phóng hormone kích thích tuyến giáp từ tuyến yên. Đối với trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức,…
-
Những phương pháp trị bướu cổ tiên tiến nhấtBệnh bướu cổ là do tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Tùy theo từng loại bệnh bướu cổ mà bác sĩ chỉ định cách điều trị phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất cho bệnh nhân. Trị bướu cổ phụ thuộc vào nguyên nhân của bướu cổ Nếu là bướu cổ đơn thuần thì chủ yếu là do thiếu i-ốt nên cần bổ sung i-ốt cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu bướu cổ do viêm tuyến giáp của Hashimoto, người bệnh sẽ phải dùng thuốc thay thế hóc môn tuyến giáp hàng ngày. Điều này sẽ ngăn không cho khối bướu trở to hơn nhưng cũng không thu nhỏ lại như mong muốn. Đối với bệnh basedow hoặc bướu cường giáp, nếu điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc ức chế beta giao cảm mà không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định dùng i-ốt phóng xạ giúp làm giảm kích thước của bướu. Khi các phương pháp này điều trị không hiệu quả, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân phẫu thuật khi bướu phát triển lớn. Trị bướu cổ bằng phương pháp tiên tiến…
-
Đốt Sóng Cao Tần RFA Điều Trị Bướu CổĐốt Sóng Cao Tần RFA là phương pháp điều trị bướu giáp bằng dòng điện với tần số cao. Dòng điện được dẫn vào khối u qua một kim truyền nhỏ. Dòng điện này khiến các ion xung quanh dao động nhanh hơn và tạo ra nhiệt ma sát khiến các tế bào của khối u được thu nhỏ và không có điều kiện tái sinh. Ngoài nhiệt ma sát được tạo ra bởi sự dao động của ion, quá trình truyền dẫn nhiệt cũng sẽ thu nhỏ các mô xung quanh khối u. Đốt Sóng Cao Tần RFA: Bước Tiến Trong Chữa Trị Bướu Cổ, Bướu Giáp Không Cần Mổ Trong một nghiên cứu về RFA của Hàn Quốc gồm 1.459 bệnh nhân, hầu như tất cả người tham gia điều trị bằng Đốt sóng cao tần RFA đều phục hồi tốt, rất ít biến chứng. Đau nhẹ trong khi điều trị là có thể xảy ra và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi máy RFA được tắt. Khoảng dưới 3% bệnh nhân có thể bị đau với thời gian kéo dài lâu nhất là khoảng 02 ngày sau khi điều trị. Điều trị bướu…
-
Giảm stress để có một tuyến giáp khỏe mạnhCuộc sống ngày nay với nhiều bận rộn và căng thẳng: áp lực công việc cao, môi trường làm việc ngày càng trở nên phức tạp, giao thông tắc nghẽn, ô nhiễm nghiêm trọng vv... nên dễ dẫn đến tình trạng stress. Biểu hiện của stress là: lo âu, khó ngủ, người dễ cáu gắt và thiếu kiên nhẫn, đau đầu thường xuyên, cổ và cơ vai căng đau, sử dụng chất kích thích (cà phê, hút thuốc, uống rượu) nhiều hơn bình thường vv ... Khi bị stress, cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol. Quá nhiều hormone cortisol có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, nhiệt độ, nhịp tim của cơ thể. Stress làm nặng thêm tình trạng suy giáp, tăng nguy cơ viêm tuyến giáp và cũng có thể dẫn đến tình trạng cơn bão giáp trạng đối với bệnh nhân cường giáp. Để giảm stress, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống thoải mái,vui vẻ bằng cách: Tăng cường vận động : tập yoga, đi bộ hoặc thường xuyên thực hiện các bài tập thể dục đơn giản. Dành nhiều thời gian để…