Thông tin mới
-
Đừng bỏ qua các triệu chứng của bệnh tuyến giápĐây là những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Hàng triệu phụ nữ đã bỏ qua những điều này. Tuyến giáp rất nhỏ, nhưng có chức năng quan trọng. Tuyến giáp ảnh hưởng đến hoạt động của quá trình trao đổi chất và tăng trưởng. Một tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá kém sẽ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể: Cảm thấy buồn hoặc chán nản: nếu tuyến giáp của bạn không hoạt động bình thường, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của bạn. Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi, mất ngủ, chán nản và không cảm thấy hứng thú với điều gì. Táo bón hoặc tiêu chảy: Vì tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, bạn có thể bị táo bón, giảm hoặc tăng cân bất thường. Bạn cũng có thể bị tiêu chảy, có cảm giác nặng bụng hoặc đói liên tục khi tuyến giáp bạn có vấn đề. Các vấn đề về tim: tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến nhịp tim. Nếu bạn cảm thấy có vấn đề về tim và không biết phải cải thiện như thế nào,…
-
Phân loại bướu giáp nhân và cách điều trịBướu giáp nhân là sự phát triển bất thường của các tế bảo tuyến giáp hình thành khối u trong tuyến giáp. Khi phát hiện ra khối u, bác sĩ sẽ kiểm tra xem nhân giáp là lành tính hay ác tính. Các xét nghiệm bao gồm : Xét nghiệm máu để đo nồng độ của hormone tuyến giáp ( T3 hoặc T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Siêu âm tuyến giáp : Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để có được hình ảnh của tuyến giáp và đánh giá nhân giáp : kích thước, đặc điểm. Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định những nhân giáp đáng ngờ. Sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ ( FNA hoặc FNAB ) : Bác sĩ sẽ sử dụng một kim rất mỏng để lấy nhiều mẫu tế bào từ nhân giáp.Các mẫu tế bào sẽ được đem soi dưới kính hiển vi để xác định nhân giáp lành tính hay ác tính. Bướu giáp nhân lành tính : Nhân giáp lành tính là một khối u không ảnh hưởng đến những mô xung quanh. Mặc dù nhân giáp lành tính có sự tăng sinh của…
-
Smartphone và ipad có hại cho người bị bướu cổHàng năm, tại Mỹ, có đến khoảng 40 triệu người bị mắc bệnh liên quan đến tuyến giáp chưa được chẩn đoán hoặc chẩn đoán không đúng bệnh. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng của tuyến giáp, các nhà nghiên cứu phát hiện ra mối nguy hiểm cần cảnh giác, đó chính là ô nhiễm điện từ. Hiện nay, điện thoại và các thiết bị không dây ngày càng phổ biến và hiện diện ở khắp mọi nơi. Mặc dù tùy từng thời điểm, có thể bạn không sử dụng điện thoại hay wifi nhưng bạn vẫn có thể đang nằm trong phạm vi liên quan do nhiều người khác sử dụng nó. Có đến hơn 80 % dân số sở hữu điện thoại di động. Sự tiện ích của các thiết bị điện thoại, các đồ điện tử, truyền hình vệ tinh và Wifi được phủ sóng ở khắp mọi nơi: từ trong nhà đến quán cafe hoặc các khu vực công cộng. Chúng ta đang tiếp xúc với một lượng điện trường nhiều hơn gấp vô số lần so với các thế hệ ông bà ta ngày trước. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến…
-
Các chất dinh dưỡng quan trọng cho một tuyến giáp khỏe mạnhNgười bệnh tuyến giáp thường được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị sau khi thăm khám. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoài thuốc uống còn rất nhiều chất ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp. Hãy cùng sơ lược qua các chất dinh dưỡng quan trọng cho tuyến giáp. I-ốt Hai loại hormone tuyến giáp cần i-ốt đó là T4- có 4 nguyên tử i-ốt và T3- có 3 nguyên tử i-ốt. Nhiều người biết về tầm quan trọng của i-ốt đối với tuyến giáp. Tuy nhiên, điều quan trọng là bảo đảm lượng i-ốt vừa đủ cho cơ thể. Sử dụng i-ốt quá liều có thể cản trở quá trình đào thải độc tố của cơ thể, và điều này có thể gây khó chịu cho cơ thể, khi chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với hoá chất như Flo, Brôm và Clo. Dưỡng chất đồng và tuyến giáp. Sự điều tiết của đồng có ảnh hưởng tới tình trạng của tuyến giáp theo nhiều cách như: Đồng góp phần tạo nên hoóc môn T3 và T4 trong tuyến giáp, vì vậy vai trò của nó vô cùng quan trọng. Tyrosinase là một loại enzyme gốc…
-
Các dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề về tuyến giápTuyến giáp là một phần quan trọng của hệ thống nội tiết. Tuyến giáp có hình bướm nhỏ ở đáy cổ họng. Tuyến giáp tạo hormone thyroxine, giúp cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, trọng lượng. Nhiều người không hề nhận biết rằng tuyến giáp của mình có vấn đề và vô tình để bệnh trở nên trầm trọng. Các dấu hiệu sau đây cho thấy bạn đang có vấn đề với tuyến giáp. 1. Đau khớp : Nếu bạn thường xuyên bị đau khớp, yếu cánh tay hoặc có vấn đề với hội chứng ống cổ tay thì có thể bạn đang có vấn đề với tuyến giáp. 2. Khó chịu ở xung quanh cổ hoặc cổ vai bị sưng đỏ có thể là một dấu hiệu của phì đại tuyến giáp. 3. Thường xuyên thấy mệt mỏi và kiệt sức, thậm chí ngay sau một đêm dài ngủ đủ giấc. 4. Rụng tóc, da thô, khô và có thể có vảy. 5. Có vấn đề về trọng lượng như không thể giảm cân dù tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập đầy đủ hoặc không…
-
Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và nguy cơ bướu cổPhụ nữ đến độ tuổi ngoài 40 có rất nhiều vấn đề về sức khỏe như mệt mỏi, ủ rũ, tính tình thất thường, lo lắng, căng thẳng và khó ngủ. Giải pháp thường được sử dụng là dùng estrogen và progesterone thay thế hormone hoặc uống thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể là do tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Nhiều người cho rằng bệnh lý tuyến giáp chỉ xảy ra ở những người tăng cân, cổ có cục bướu to hoặc nhãn cầu lồi. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người bị bướu cổ mà không có những biểu hiện đó, đặc biệt là người bị bướu giáp nhân. Vì vậy, cách tốt nhất để biết một tuyến giáp có vấn đề hay không là cần phải khám, làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp hoặc siêu âm tuyến giáp. Những cơn nóng bừng trong người hay hiện tượng bốc hỏa thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh có thể là do sự sụt giảm hormon giới tính nhưng cũng có thể là biểu hiện của tình trạng tăng nồng độ hormone tuyến giáp T3,…
-
Bệnh suy giáp ở nam giớiSuy giáp là tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp. Phụ nữ thường bị bệnh nhiều hơn nam giới.Tuy nhiên, ngày càng có nhiều đàn ông bị suy giáp và chịu nhiều ảnh hưởng do căn bệnh này mang lại. Tuyến giáp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của mọi tế bào trong cơ thể. Rối loạn hormone tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ ảnh hưởng có khác nhau. Nam giới suy giáp cũng có những dấu hiệu giống phụ nữ như: kiệt sức, hay bị lạnh, táo bón..... Ngoài ra, còn có một số triệu chứng thường gặp khác là : Đau các cơ bắp, giảm hoạt động thể lực. Giảm khả năng tư duy và khả năng đối phó với căng thẳng . Rụng tóc, kéo theo tình trạng hói đầu. Rối loạn chuyển hóa cholesterol. Giảm khả năng tình dục, giảm nồng độ testosterone – hormone quan trọng kích thích sản xuất tinh trùng , làm hạn chế khả năng sinh con.. Người hay cảm thấy phiền muộn, lo âu. Đàn ông khi gặp những dấu hiệu trên đây, nên…
-
Những lưu ý cho người mẹ bị cường giáp khi mang thaiTrường hợp tự phát hiện cường giáp trong khi mang thai chiếm tỉ lệ 1/ 2000. Chứng Basedow chiếm khoảng 95% trong các ca cường giáp được phát hiện trong quá trình mang thai. Những triệu chứng của cường giáp nhẹ khá giống với những dấu hiệu của thai kỳ bình thường. Tuy nhiên, ở những người xuất hiện các triệu chứng như là giảm cân nghiêm trọng, ói mửa, tăng huyết áp hoặc nhịp tim nhanh thì nên đi xét nghiệm máu để đánh giá. Mẹ mang thai bị cường giáp có nguy hiểm không? Cường giáp nhẹ hay cận lâm sàng có mức TSH và FT4 bình thường có thể không gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi nên việc chữa trị có thể chưa cần thiết. Xét nghiệm tuyến giáp nên được làm định kỳ 04 tuần/lần. Nếu cường giáp nặng, có thể dẫn đến các biến chứng cho thai nhi và mẹ như khó tăng cân, tình trạng tim đập nhanh và dễ xảy thai. Phụ nữ mang thai bị cường giáp nên được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa Người mẹ bị cường giáp cần được theo dõi cẩn trọng của bác sĩ…
-
Phụ nữ mang thai bị suy giáp cần lưu ýSuy giáp khi mang thai ít được phát hiện dựa trên quan sát lâm sàng. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp như mệt mỏi, khó tập trung, ngứa ran ở tay hoặc vùng chân đều là những triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai. Nguy hiểm cho mẹ và bé khi mẹ bị suy giáp không được phát hiện Tình trạng suy giáp nếu không được phát hiện trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc bào thai chậm phát triển. Ngoài ra, nó cũng tăng nguy cơ người mẹ mắc phải các biến chứng của việc mang thai như thiếu máu, tiền sản giật. Mẹ bị suy giáp nếu mang thai, nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ Nhóm phụ nữ được phát hiện suy giáp nhiều nhất khi mang thai thường là những người đang sử dụng hormone tuyến giáp thay thế. Việc sử dụng thyroxine thay thế (như levothyroxine) có thể tăng từ 25-50% trong quá trình thai kỳ. Mẹ suy giáp khi mang thai nên lưu ý: Xét nghiệm máu kiểm tra định kì T4 và TSH rất quan trọng, và nên thực hiện…
-
Tỉ lệ sống của bệnh ung thư tuyến giápTỷ lệ sống là gì? Tỷ lệ sống cho biết số phần trăm số người còn sống từ khi chẩn đoán đến khoảng thời gian điều trị nhất định. Tỷ lệ sống 5 năm, là số phần trăm của người mắc bệnh ung thư còn sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán. Những con số này không thể nói cho bạn biết bạn sẽ sống trong bao lâu, nhưng nó giúp bạn hiểu biết thêm về tỷ lệ thành công của việc điều trị. Với bệnh ung thư tuyến giáp, tỷ lệ sống phụ thuộc vào từng dạng bệnh. Dưới đây là thống kê tỷ lệ sống sau 5 năm của từng dạng bệnh như sau: Ung thư tuyến giáp nhú Giai đoạn I : Gần như 100% Giai đoạn II : Gần như 100% Giai đoạn III : 93 % Giai đoạn IV : 51% Ung thư tuyến giáp dạng nang Giai đoạn I : Gần như 100% Giai đoạn II : Gần như 100% Giai đoạn III : 71 % Giai đoạn IV : 50% Ung thư tuyến giáp thể tủy Giai đoạn I : Gần như 100% Giai đoạn II : 98% Giai đoạn…