ung thu tuyen giap va nguyen nhan
-
Bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu như thế nào?
Hormone tuyến giáp kiểm soát cách cơ thể sử dụng cholesterol và lipid, đồng thời giúp gan sản xuất axit béo, dự trữ năng lượng phục vụ cho các hoạt động của cơ thể. Vì vậy khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hay quá ít hormone tuyến giáp đều ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể trong đó có mức cholesterol trong máu. Vậy bệnh tuyến giáp ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu như thếnào? Mức cholesterol cao và bệnh suy giáp Trường hợp mức hormone kích thích tuyến giáp (TSH) cao là khi tuyến giáp hoạt động kém ( suy giáp), cơ thể có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, tăng cân, nhịp tim chậm, .... Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có mức TSH cao có mức cholesterol toàn phần và LDL (cholesterol xấu) cao hơn nhiều so với những người không mắc bệnh tuyến giáp. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi chức năng tuyến giáp được hồi phục. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng người được chẩn đoán cholesterol cao nên thực hiện kiểm tra tuyến giáp, bởi suy giáp kết hợp cholesterol cao sẽ…
-
Bệnh tuyến giáp gây thiếu sắt như thế nào?
Nếu bạn đang có vấn đề về tuyến giáp, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi thì có thể nguyên nhân là do bệnh tuyến giáp gây thiếu sắt. Điều này đặc biệt đúng ở những người bị suy giáp nhưng cũng có thể xảy ra ở những người bị cường giáp. Thiếu sắt ở người bị suy giáp Với người suy giáp, việc cung cấp hormone tuyến giáp giảm sẽ ức chế hoạt động của tủy xương, làm giảm sản xuất các tế bào hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu. Theo một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên tạp chí Endocrine Journal, có đến 43% những người bị suy giáp có triệu chứng bị thiếu máu. Mệt mỏi không ngừng là một trong những đặc điểm chính của bệnh thiếu máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu sắt có thể khiến bệnh suy giáp trở nên trầm trọng hơn. Nguyên nhân do sắt là trung tâm sản xuất cả tế bào hồng cầu và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Trên thực tế, việc thiếu sắt có thể gây ra một dạng thiếu máu được gọi là thiếu máu do thiếu sắt . Mối quan hệ giữa sắt, hồng cầu và TSH có thể góp phần gây ra suy giáp bằng cách can…
-
Nguy cơ của bệnh ung thư tuyến giáp và cách phòng ngừa
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có hình bướm, nằm phía trước cổ. Bệnh ung thư tuyến giáp là tình trạng mô tuyến giáp phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể và có thể gây ra một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến giáp. Khối u có thể xâm nhập vào các mô ở cổ, lan đến các hạch bạch huyết xung quanh, hoặc vào máu, và sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể. Các dạng bệnh Ung thư tuyến giáp Ung thư tuyến giáp thể nhú: Là loại phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp, nó ít nguy hiểm hơn các loại khác vì vì lây các tế bào ung thư phát triển rất chậm và dễ điều trị. Ung thư tuyến giáp thể tuỷ: Đây là một loại biệt hoá tốt của ung thư tuyến giáp nên có thể điều trị . Một số trường hợp ung thư tuyến giáp thể tuỷ có một thành phần là do di truyền. Ung thư tuyến giáp thể nang: Là loại ung thư tuyến giáp có khả năng lây lan và dễ tái phát. Nhiều…
-
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ mang thai
Phụ nữ khi có kế hoạch mang thai nên đi khám kiểm tra và làm các xét nghiệm về tuyến giáp. Nếu như chưa khám trước mà đã có thai thì nên kiểm tra tuyến giáp càng sớm càng tốt, ít nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Những thay đổi nội tiết tố của người mẹ khi mang thai có thể gây ra một số vấn đề về tuyến giáp. Việc phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giáp khi mang thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm cả cho người mẹ lẫn thai nhi. Hormone tuyến giáp cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi trong 3 tháng đầu. Việc theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp trước và trong thai kỳ của người mẹ là việc cần thiết. Vì nếu người mẹ bị suy giáp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hormone tuyến giáp ở thai nhi làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các tế bào, các tổ chức, cơ quan và sự phát triển não bộ của trẻ. Người mẹ bị suy giáp khi mang thai có thể gây ra tình trạng thiếu máu, tiền…
-
Bệnh tuyến giáp với thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
Mối quan hệ nào giữa thời kỳ mãn kinh và bệnh tuyến giáp Mãn kinh là quá trình sinh lý thông thường mà mọi phụ nữ đều sẽ trải qua, do sự suy giảm hormone estrogen. Nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, gây ra hiện tượng viêm, khiến cơ thể có nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như viêm giáp hashimoto, suy giáp. Ngoài ra, những phụ nữ đã từng bị suy giáp thì các triệu chứng mãn kinh có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn. Mãn kinh và suy giáp có thể gây ra một số triệu chứng chồng chéo như: - Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh - Mất ngủ - Mệt mỏi - Tâm trạng thay đổi thất thường - Trí nhớ kém, hay quên - Tăng cân, tăng mỡ - Da khô, thiếu sức sống - Rụng tóc Làm gì để kiểm soát các vấn đề tuyến giáp trong thời kỳ mãn kinh Phụ nữ mãn kinh nên xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vấn đề gì về tuyến giáp hay không. Nếu tuyến giáp của bạn hoạt động bình thường, nên…
-
9 thực phẩm nên tránh khi bị suy giáp
Đồ ăn nhiều dầu mỡ Chất béo có thể cản trở khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Vì vậy các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh suy giáp là nên cắt giảm tối đa các loại thức ăn dầu mỡ và giảm thiểu tiêu thụ chất béo từ các nguồn khác như bơ, mayonnaise, magarine và mỡ từ thịt động vật. Đồ ngọt Một số người cực kỳ yêu thích đồ ngọt bởi chúng giúp họ cảm thấy yêu đời hơn, giảm căng thẳng hiệu quả và xoa dịu các cơn đau vào kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân suy giáp, đồ ngọt có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, do đồ ngọt chứa nhiều calo không chứa dinh dưỡng, khiến bạn dễ tăng cân. Đồ ăn chế biến sẵn Đồ ăn chế biến sẵn thường chứa rất nhiều muối và người bị suy giáp nên tránh ăn muối. Bệnh suy giáp làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, và ăn nhiều muối sẽ làm nguy cơ này tăng cao hơn nữa. Lượng muối tiêu thụ được khuyến cáo nên dưới 1500mg/ ngày.…
-
Viêm tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh
Viêm tuyến giáp sau sinh là bệnh không phổ biến, trong 100 người thì có khoảng 3 người có thể mắc căn bệnh này. Tình trạng này thường kéo dài vài tuần hoặc vài tháng sau sinh. Hầu hết trường hợp tuyến giáp sẽ trở lại bình thường trong vòng 12 đến 18 tháng. Dấu hiệu nhận biết Khi bị viêm giáp sau sinh bạn có thể trải qua 2 giai đoạn: Tình trạng viêm và giải phóng hormone tuyến giáp có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ tương tự như khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), bao gồm: Lo lắng, cáu gắt, tim đập nhanh, sụt cân không có nguyên nhân, tăng độ nhạy cảm với nhiệt, mệt mỏi, run rẩy, mất ngủ. Những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể khác nhau ở mỗi người và thường xảy ra khoảng 1 đến 4 tháng sau sinh và kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Giai đoạn tiếp theo, người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn hoặc tuyến giáp sẽ bị tổn thương, hoạt động kém. Tình trạng này cũng có thể biến mất hoặc tồn tại vĩnh viễn, để…
-
Siêu âm bướu giáp- tirads 3 có nguy hiểm hay không?
TIRADS là hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh tuyến giáp nhằm hỗ trợ chẩn đoán tình trạng của bướu giáp nhân thông qua siêu âm. Siêu âm tuyến giáp giúp các bác sĩ phát hiện vị trí, số lượng, tính chất bướu nhân trong tuyến giáp và đánh giá các hạch ở vùng cổ. Dựa trên hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ xếp loại xem nhân giáp thuộc TIRADS nào. Triads 3 có nguy hiểm hay không? Các mức độ của TIRADS gồm : TIRADS 1 : tuyến giáp bình thường TIRADS 2 : tình trạng lành tính (0% nguy cơ ác tính) TIRADS 3 : Các tổn thương thường là lành tính ( tỷ lệ ác tính dưới 5%) TIRADS 4 : Tổn thương nghi ngờ ác tính TIRADS 4a : Tỷ lệ ác tính 5-10 % TIRADS 4b: Tỷ lệ ác tính 10-80% TIRADS 5: Có từ 5 tổn thương ( tỷ lệ ác tính > 80%) Sau khi siêu âm và dựa theo những chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ kết luận xem nhân giáp của bạn có phải Tirads 3 không. Theo các mức độ trên, Tirads 3 là loại có nguy cơ thấp (…
-
Những lưu ý cho người bị suy giáp
Suy giáp sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản và ít tập trung. Làm thế nào để có thể sống tốt dù mắc bệnh suy giáp? Sau đây là những lưu ý cần thiết cho người bị suy giáp: Chế độ ăn uống hợp lý Dù không có một chế độ ăn uống tiêu chuẩn cho người bị suy giáp, nhưng người bệnh cũng nên thường xuyên ăn rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và chất béo lành mạnh. Để duy trì mức năng lượng ổn định, bạn có thể chia ra thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Tăng cân là một triệu chứng thường gặp của bệnh suy giáp, vì vậy chế độ ăn uống tốt cũng có thể giúp bạn duy trì mức câng nặng phù hợp. Một số loại thực phẩm như chất xơ và chất bổ sung (ví dụ như, sắt, canxi) có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc trị suy giáp, vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng những loại thực phẩm và chất bổ sung này. Thường xuyên tập luyện Tập thể dục có thể giúp tăng cường…
-
Nguyên nhân gây nên tình trạng bướu giáp nhân
Bướu giáp nhân là tình trạng hình thành khối u trong tuyến giáp. Nó có thể là rắn hoặc thể nang, chứa chất lỏng. Bướu giáp nhân có thể là một hay nhiều nhân. Khoảng 5% trường hợp bướu giáp nhân là ung thư. Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nhỏ nằm gần thanh quản. Tuyến giáp tạo ra hormone điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nhân giáp được phân loại lạnh, ấm, hay nóng, tuỳ thuộc vào việc chúng có sản xuất hormone tuyến giáp hay không. Nhân lạnh không sản xuất hormone tuyến giáp. Nhân ấm hoạt động như các tế bào tuyến giáp bình thường. nhân nóng sản xuất nhiều hormone tuyến giáp. Bướu giáp nhân có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều trường hợp có một khối bướu trong tuyến giáp mà không biết cho đến lúc chúng tăng trưởng và cản trở hoạt động của khí quản hoặc cho đến khi chúng được phát hiện qua kỳ kiểm tra sức khỏe. Nguyên nhân bướu giáp nhân Do sự phát triển quá mức của mô tuyến giáp. Người bị viêm tuyến giáp cũng dễ phát triển thành nhân giáp. Do…