Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có hình bướm, nằm phía trước cổ. Bệnh ung thư tuyến giáp là tình trạng mô tuyến giáp phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể và có thể gây ra một hoặc nhiều khối u hình thành trong tuyến giáp. Khối u có thể xâm nhập vào các mô ở cổ, lan đến các hạch bạch huyết xung quanh, hoặc vào máu, và sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể.

Khối u hình thành trong tuyến giáp
                                               Khối u hình thành trong tuyến giáp

Các dạng bệnh Ung thư tuyến giáp 

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: Là loại phổ biến nhất của ung thư tuyến giáp, nó ít nguy hiểm hơn các loại khác vì vì lây các tế bào ung thư phát triển rất chậm và dễ điều trị.
  • Ung thư tuyến giáp thể tuỷ: Đây là một loại biệt hoá tốt của ung thư tuyến giáp nên có thể điều trị . Một số trường hợp ung thư tuyến giáp thể tuỷ có một thành phần là do di truyền.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: Là loại ung thư tuyến giáp có khả năng lây lan và dễ tái phát. Nhiều dạng u nang có thể được chữa khỏi, tuy nhiên sẽ khó kiểm soát nếu khối u xâm lấn vào mạch máu hoặc các cấu trúc lân cận .
  • Ung thư tuyến giáp dạng không biệt hoá: là loại tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại ung thư tuyến giáp. Đây là loại hiếm gắp và khó điều trị nhất trong cac loại ung thư tuyến giáp.

Các yếu  tố nguy cơ của bệnh ung thư tuyến giáp

  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp gấp 3 lần so với nam giới.
    Lứa tuổi: Ở phụ nữ, ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán ở độ tuổi 40 và 50. Đàn ông thường được chẩn đoán ở tuổi 60 và 70.
  • Tiền sử gia đình (di truyền): Bệnh ung thư tuyến giáp có thể do di truyền trong gia đình. Thừa hưởng một gen bất thường có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp thể tuỷ.
  • Tiếp xúc với bức xạ: Xạ trị ở đầu và cổ, đặc biệt là thực hiện trong thời thơ ấu, có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Tiếp xúc với bức xạ cũng có thể do rủi ro từ bụi phóng xạ đến từ một tai nạn nhà máy điện hạt nhân. Một số các chẩn đoán khác khác có sử dụng bức xạ như X-quang nha khoa hoặc chụp nhủ ảnh không gây ra bệnh ung thư tuyến giáp.
  • Thiếu i-ốt: Iốt là dưỡng chất cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phổ biến hơn ở dân cư các vùng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. Việc bổ sung I-ốt trong muối ăn và một số loại thực phẩm sẽ góp phần làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp.

Phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Trong nhiều trường hợp, ung thư tuyến giáp là bệnh không thể ngăn ngừa. Tuy nhiên, lưu ý những điều sau đây có thể giúp giảm bớt hoặc loại bỏ nguy cơ ung thư tuyến giáp:

Khám bướu cổ để điều trị bướu giáp nhân
                            Khám bướu cổ để điều trị bướu giáp nhân
  • Điều trị bướu giáp nhân: Bướu giáp nhân ban đầu có thể là lành tính, vẫn có một tỷ lệ nhất định sẽ phát triển thành ung thư tuyến giáp (khoảng 2-3%), nên việc chọn loại bỏ bướu giáp nhân bằng phẫu thuật hay sóng cao tần cũng được xem là cách phòng tránh trường hợp bướu lành tính phát triển thành bướu ác tính.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả và ít chất béo động vật có thể làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư. Duy trì cân nặng hợp lý từ một chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện phù hợp cũng giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh ung thư tuyến giáp.

Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư tuyến giáp và có kế hoạch đi khám- điều trị kịp thời, người bệnh có thể tham khảo thêm thông tin về bệnh Ung thư tuyến giáp hoặc đặt câu hỏi tư vấn online tại website http://phongkhambuouco.com của chúng tôi.