Nguyên nhân bướu cổ
-
U tuyến giáp có thể là ung thư hay không?Khả năng mắc bệnh u tuyến giáp tăng dần theo tuổi, đặc biệt từ lứa tuổi trung niên. Khoảng 95% u tuyến giáp là u lành tính và 5% là u ác tính. Tốc độ phát triển của khối u ban đầu rất chậm, có thể không có triệu chứng gì, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị, nó sẽ phát triển và chèn ép lên các khu vực dây thần kinh thanh quản và thực quản, gây khó nuốt, khó thở, khàn giọng. Khi nào u tuyến giáp sẽ là ung thư ? Khi người bệnh thấy khó khăn khi nhai nuốt và giọng thường khan Khi hạch bạch huyết sưng to và có hạch ở cổ. Khi lịch sử gia đình từng có người bị bệnh ung thư tuyến giáp. Khi sờ nắn thấy khối u cứng và cố định, siêu âm tuyến giáp thấy u dạng rắn, hình dáng bất bình thường, quét tuyến giáp cho thấy khối u không sản xuất hormon… thì có khả năng khối u là ác tính. Sinh thiết khối u để chẩn đoán u lành hay u ác Khi khám khối u và và nghi ngờ nhân giáp là ác tính,…
-
Cẩn trọng với bệnh viêm giáp mạn tínhSo với bướu giáp đơn thuần và các bệnh tuyến giáp khác, viêm tuyến giáp mạn tính, còn gọi là bệnh Hashimoto thường ít được biết đến hơn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở phụ nữ trung niên. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lại cơ thể, sản sinh ra những kháng thể làm tuyến giáp bị tổn thương dần dần và giảm khả năng sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy giáp. Hashimoto là bệnh khó nhận biết Bệnh viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto thường không có triệu chứng rõ rệt, nó tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Các triệu chứng không cụ thể và khá giống với nhiều bệnh khác: mệt mỏi, phiền muộn, táo bón, tăng cân nhẹ, da khô, rụng tóc vv… Khi bệnh nhân có các triệu chứng rõ rệt hơn như giảm sút trí nhớ, hay quên, hoạt động chậm chạp thì bệnh đã trở nặng. Chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm để kiểm tra mức độ hormone kích thích tuyến giáp…
-
Yếu tố thời gian – Điểm mạnh của sóng cao tần trong điều trị bướu cổViệc chỉ định điều trị bướu cổ bằng phẫu thuật hay bằng phương pháp sóng cao tần tùy thuộc vào tính chất và kích thước nhân giáp, tình trạng bệnh cũng như mong muốn chính đáng của bệnh nhân. Phẫu thuật bướu cổ - Cần ở lại bệnh viện để theo dõi và trở lại tái khám nhiều lần Nếu điều trị bướu cổ bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ những lời khuyên của bác sĩ như : không ăn gì từ sau nửa đêm hôm trước ngày phẫu thuật. Thời gian tiến hành phẫu thuật thường mất khoảng 2.5-3 giờ, chưa kể thời gian gây mê. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được đưa vào phòng hồi sức cho đến khi hoàn toàn tỉnh táo và sẽ ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi tình trạng vết mổ xem có dấu hiệu chảy máu sau phẫu thuật hay không. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức canxi và nếu canxi ở mức độ thấp thì bác sĩ kê toa bổ sung theo liều lượng phù hợp. Sau khi bác sĩ khám thấy bệnh nhân có thể ăn uống được và không có biến chứng sau…
-
Tuyến giáp ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ở cổ. Tuyến giáp sản xuất ra các hormone điều chỉnh sự trao đổi chất trong cơ thể, trong đó chủ yếu là: triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4). Nhờ có hormone T3 và T4 giúp oxy được vận chuyển đến các tế bào. Tuyến giáp ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể Quá trình trao đổi chất nhanh hay chậm sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi trọng lượng cơ thể. Tăng cân hay giảm cân do suy giáp hoặc cường giáp thực sự rất khó điều chỉnh dù cho người bệnh có thay đổi khẩu phần ăn. Cơ thể mệt mỏi khi tuyến giáp hoạt động kém Hormone tuyến giáp kích thích và làm tăng năng lượng khiến cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Một khi tuyến giáp hoạt động kém sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, lờ đờ, chậm chạp và người bệnh thường xuyên cảm thấy mất sức. Tuyến giáp ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tiêu hóa Tuyến giáp chịu trách nhiệm trong việc hình thành axit dạ dày, là loại axit cần thiết hỗ trợ tiêu hóa hoạt động tốt. Tuyến giáp không khỏe…
-
Những lưu ý sau khi mổ bướu cổNgoài ung thư tuyến giáp, các trường hợp phì đại tuyến giáp, bướu cường giáp, bướu giáp nhân kích thước lớn có thể sẽ được bác sĩ chỉ định mổ. Dù là phẫu thuật nội soi hay mổ hở thì sau khi phẫu thuật tuyến giáp, có nhiều vấn đề người bệnh cần phải đặc biệt quan tâm. Những biến chứng do phẫu thuật • Thay đổi giọng nói, khàn tiếng có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật. Trường hợp hiếm hoi, có thể gây khàn tiếng vĩnh viễn. • Hạ canxi trong máu do tổn thương tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật. Hạ canxi có thể gây tê và ngứa ran trong lòng bàn tay và dưới chân, co cứng cơ, đau đầu và trầm cảm. • Nhiễm trùng vết thương: Người bệnh cần cẩn trọng chăm sóc vết thương, không làm ướt hoặc tắm nước lên vùng vết thương khi chúng chưa khô lành. Nếu phát hiện có tình trạng sưng tấy ở vết mổ thì phải đến gặp bác sĩ điều trị ngay vì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nghỉ ngơi và ăn uống tốt để phục…
-
Lợi ích của việc điều trị bướu cổ không cần mổCó cách nào để chữa bướu cổ mà không cần mổ? Đó là câu hỏi mà bệnh nhân thường dành cho bác sĩ khi được chỉ định mổ bướu giáp. Trong nhiều trường hợp, điều trị nội khoa bằng thuốc chỉ có tác dụng làm chậm sự phát triển của bướu chứ không thể làm tiêu đi khối bướu. Khi bướu đã tăng trưởng chèn ép lên các mô xung quanh gây nên những triệu chứng làm người bệnh thấy không thoải mái như khó nuốt, khó thở và cổ họng vướng víu thì việc phẫu thuật là cần thiết. Khi được chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân luôn lo sợ những yếu tố rủi ro có thể xảy ra như biến chứng sau gây mê, chảy máu vết thương hoặc để lại sẹo xấu vùng cổ và vấn đề họ quan tâm là có cách điều trị nào an toàn hơn không? Laser bướu cổ và sóng cao tần – điều trị bướu cổ không cần mổ Với tiến bộ của y học, phương pháp laser bướu cổ đã được đưa vào thực hiện tại nhiều bệnh viện, trung tâm y khoa trên thế giới và là liệu pháp…
-
Bệnh bướu cổ ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?Bệnh bướu cổ là do tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp. Một tuyến giáp hoạt động quá mức hay hoạt động kém đều tác động đến sức khỏe của tim mạch. Tuyến giáp sản xuất hormone cần thiết duy trì hoạt động của tim. Hormone tuyến giáp quan trọng nhất là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). T3 là hormone tuyến giáp hoạt động nhiều hơn và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của hầu hết các tế bào. Nó kiểm soát các hoạt động liên quan đến tim như: nhịp tim, mạch, tuần hoàn máu, sự co bóp của tim và khả năng tiêu thụ oxy. Bất kỳ sự thay đổi nào về mức độ hormone tuyến giáp cũng tác động đến tim. Hormone tuyến giáp quá ít sẽ dẫn đến tình trạng suy giáp làm tim đập chậm, gây ra những cơn đau thắt ngực. Hormon tuyến giáp quá nhiều do tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ gây tình trạng hồi hộp làm cho tim đập nhanh hơn. Nhịp tim nhanh có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim và còn có những cơn đau tim đột ngột nguy hiểm đến…
-
Hệ lụy của việc lạm dụng mổ bướu cổ“Trong nhiều trường hợp, mổ bướu cổ không những khiến bệnh nhân tốn tiền vô ích, mà còn để lại biến chứng”, TS BS Trần Thanh Vỹ (Khoa Lồng ngực-Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) cho biết. Hệ lụy của việc lạm dụng mổ bướu cổ lành tính TS BS Trần Thanh Vỹ cho rằng quan điểm ai bị bướu cổ thì phải mổ, mổ xong bệnh sẽ không quay lại là sai lầm. Khối u nếu là lành tính không nhất thiết phải phẫu thuật, chỉ cần điều trị nội khoa và theo dõi định kỳ theo lịch của bác sĩ. Việc mổ bướu cổ lành tính cần xem xét cẩn thận. Không ít trường hợp phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp, do cơ thể cần có một lượng hormone cần thiết để bù đắp, dẫn tới tuyến giáp phải tái tạo lại và tiếp tục sinh u tuyến giáp. Có rất nhiều bệnh nhân phải mổ đi mổ lại đến 2-3 lần do bệnh tái phát. Mổ nhiều lần ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, vừa tốn thời gian, tiền bạc của bệnh nhân. Phẫu thuật tuyến giáp có thể gây một số biến…
-
Mối liên quan giữa stress và bệnh suy giápStress kéo dài có thể gây suy giáp, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí nhớ và khả năng nhận thức của người mắc bệnh suy giáp. Khi bạn đối mặt với một vấn đề, một tình huống khó khăn, nghiêm trọng trong cuộc sống, cơ thể sẽ tự động sản xuất các kích thích tố. Những kích thích tố này làm tăng huyết áp, nhịp tim, giúp bạn có đủ năng lượng để giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng kéo dài, việc sản xuất liên tục các kích thích tố có thể gây hại đến cơ quan trong cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân suy giáp, ảnh hưởng này càng trầm trọng hơn. "Căng thẳng liên quan đến sự thay đổi nồng độ serotonin, chất được tổng hợp một phần từ tế bào thần kinh và nồng độ cortisol gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của hormone tuyến giáp", tiến sĩ Harris L. Wasser, một chuyên gia nội tiết ở Trung tâm y tế khu vực Los Robles ở Thousand Oaks, California cho biết. Theo tiến sĩ Wasser, các hormone nhóm cortisol được sản xuất để đáp ứng với stress, có…
-
Bướu giáp nhân lành tính có nguy hiểm không?Bướu giáp nhân lành tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách vẫn có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe tổng thể. Bướu giáp nhân là bệnh nội tiết rất phổ biến, đứng hàng thứ hai sau bệnh đái tháo đường. Hằng năm tại Việt Nam, có khoảng 115.000 người được khám và chữa căn bệnh này (Thống kê của Bộ Y tế từ năm 1980-1985). Tần suất phát hiện bướu giáp nhân qua thăm khám lâm sàng vào khoảng 4% – 7%, qua siêu âm có thể lên đến 16% – 67%. Trong một vài trường hợp, bướu giáp nhân lành tính vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Khối bướu lành tính có thể chiếm diện tích dưới cổ, đặc biệt là gây khó thở do chèn vào khí quản. Trong một vài trường hợp, người bệnh có thể lên cơn ho cấp tính, dễ dẫn tới tử vong. Bướu giáp nhân lành tính cũng ảnh hưởng lớn tới thanh quản và thần kinh. Bệnh nhân sẽ bị khàn giọng, đôi khi liệt dây thanh âm. Đồng thời việc u ảnh hưởng tới dây…