Bệnh suy giáp là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng và độ tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ em. Dưới đây là những biểu hiện về bệnh suy giáp ở trẻ để các phụ huynh sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời.
1. Nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ em
• Do tiền sử gia đình, đối với những trẻ thuộc gia đình có người đã mắc bệnh suy giáp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên suy giáp ở trẻ em.
• Do trẻ không được bổ sung đầy đủ muối i-ốt trong chế độ ăn hàng ngày.
• Do suy giáp bẩm sinh: Khi sinh ra tuyến giáp không hoạt động hoặc không có tuyến giáp.
• Trong thời kỳ mang thai người mẹ mắc bệnh lý tuyến giáp nhưng không điều trị triệt để.
• Bất thường về tuyến yên
2. Những biểu hiện suy giáp ở trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, bé thường có các biểu hiện như da và mắt vàng, sờ thấy da lạnh. Bé không chịu bú mẹ và ít quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị suy giáp thường ngủ nhiều hơn, thở mạnh và ít muốn hoạt động, lưỡi của bé to, thóp mềm có kích thước lớn hơn trên đỉnh đầu. Bố mẹ hoặc bác sĩ thường không để ý đến những biểu hiện này trong vài tuần hoặc trong vài tháng.

benh suy giap
Dấu hiệu suy giáp ở trẻ em

Đối với trẻ ở độ tuổi tập đi và trẻ tiểu học
Khi mắc bệnh suy giáp bé sẽ chậm phát triển và thấp hơn chiều cao trung bình của độ tuổi, tư duy và trí tuệ chậm phát triển. Răng của bé sẽ mọc rất chậm, nhịp tim chậm hơn bình thường đồng thời bé bị mệt mỏi, táo bón, tóc gãy rụng.
Đối với độ tuổi thiếu niên
Theo thống kê, khi ở độ tuổi này, các bé gái thường có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp cao hơn nhiều lần so với trẻ em trai và thường là các căn bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto. Các triệu chứng ở độ tuổi này khá giống với người lớn nhưng biểu hiện có thể mơ hồ và khó nhận ra:
• Trẻ dậy thì muộn, tăng cân
• Trẻ bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần và trí tuệ đồng thời trẻ cũng chậm phát triển tuyến vú.
• Trong chu kỳ kinh nguyệt bị xuất huyết nặng
• Đối với trẻ em trai sẽ tăng kích thước tinh hoàn
• Da khô, móng giòn, tóc dễ gãy rụng
• Trẻ thường xuyên bị táo bón và mặt sưng to, giọng nói khan, tuyến giáp lớn
• Đau cơ và cứng khớp. Cơ thể bị mệt mỏi, khó có thể tập trung và thường hay quên.
3. Điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị đối với bệnh lý suy giáp. Việc điều trị suy giáp cho trẻ sơ sinh sẽ dễ thành công hơn nếu được bắt đầu sớm trong vòng 1 tháng đầu đời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, sự suy giảm nồng độ hormon giáp có thể dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thần kinh hay trì hoãn sự phát triển. Nhưng các bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra và theo dõi trẻ trong vòng 4 tuần đầu đời nên hầu như nguy cơ này sẽ ít khi xảy ra.