Thông thường, những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, bệnh nhân có bướu giáp gây chèn ép, khó thở… sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật mở tuyến giáp. Tùy vào tình trạng tuyến giáp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.

Khi nào nên phẫu thuật mở tuyến giáp?

Bệnh nhân cần được phẫu thuật tuyến giáp khi: đã điều trị nội khoa bướu giáp đơn thuần nhưng không hiệu quả; bướu giáp chèn ép gây khó thở, khó nuốt, thay đổi giọng nói…bướu phát triển nhanh, khó kiểm soát, xuất huyết trong lòng bướu, bướu có kích thước lớn gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân ung thư tuyến giáp…

phuong phap mo hoPhẫu thuật mở tuyến giáp

Cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp?

Tùy vào tình trạng bệnh về tuyến giáp, vào độ tuổi cũng như mong muốn của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Cắt bỏ một phần tuyến giáp được chỉ định đối với những bệnh nhân có khối u nhỏ, khu trú ở một phần của tuyến giáp.

Việc loại bỏ hoàn toàn tuyến giáp thường được thực hiện với những bệnh nhân bị bướu giáp đa nhân hoặc bướu giáp độc, đặc biệt là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét hạch cổ nếu có.

Sau khi phẫu thuật tuyến giáp, bệnh nhân có thể phải tiếp tục điều trị bằng i-ốt phòng xạ và uống hormon thay thế trong một thời gian dài.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp phức tạp hơn và nguy cơ gây suy giáp cao hơn so với cắt bỏ một phần, tuy nhiên, tỉ lệ bệnh tái phát thấp hơn.

Biến chứng khi phẫu thuật mở tuyến giáp

Bệnh nhân phẫu thuật tuyến giáp có thể phải đối diện với những rủi ro như: rủi ro khi gây mê toàn thân, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, khan tiếng, thậm chí mất tiếng, hạ can-xi, khó thở… Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học và kỹ thuật mổ hiện nay, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật tuyến giáp là rất thấp, khoảng dưới 1%.