Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư tuyến nội tiết. Dù vậy, ung thư tuyến giáp được xem là loại có tiên lượng tốt.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp. Tùy theo tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Vậy sau phẫu thuật người bệnh cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.

Chăm sóc vết mổ

Việc chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật rất quan trọng, bởi nếu không chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng vết thương, vết mổ lâu lành hoặc để lại sẹo xấu, vì vậy cần lưu ý một số điểm sau:

Không nên

  • Để xà phòng và nước dính vào vết mổ khi tắm.
  • Để ánh nắng mặt trời chiếu vào vết mổ.
  • Trong 04 tuần đầu, đừng ngửa đầu về phía sau hoặc vươn cổ tư thế nhìn lên trên trần nhà.
  • Trong 02tuần sau khi phẫu thuật, không nâng vật nặng hơn 4 kg hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động gắng sức nào để gây tác hại cho vùng cổ

Nên

  • Nghỉ ngơi để chữa lành vết thương
  • Xoa bóp vết sẹo với kem dưỡng ẩm sau khi vết thương lành hẳn

BC - CHAM SOC SAU PHAU THUAT UNG THU 11052021

Dùng thuốc gì sau phẫu thuật tuyến giáp?

Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc hỗ trợ việc điều trị sau phẫu thuật như:

  • Thuốc thay thế hormone tuyến giáp
  • Cần bổ sung canxi nếu mức canxi giảm xuống dưới mức bình thường.
  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc nhuận tràng hay làm mềm phân (do táo bón)

Dinh dưỡng sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, một số bệnh nhân có thể mất khẩu vị hoặc thường xuyên cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên việc bổ sung dinh dưỡng và ăn uống đúng cách sẽ giúp cơ thể phục hồi tốt hơn.

  • Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt
  • Thái nhỏ thực phẩm hoặc xay, nấu lâuđể thực phẩm mềm, dễ nuốt.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và uống nhiều nước sau bữa ăn để tránh nghẹn, sặc, hạn chế táo bón

Khi nào bạn nên gọi bác sĩ?

Bạn có thể gọi bác sĩ nếu sau khi phẫu thuật, về nhà bạn thấy có những dấu hiệu sau đây:

  • Sốt trên 38.5 độ
  • Cảm giác ớn lạnh ngày càng tăng
  • Chảy máu nhiều hơn từ vết mổ
  • Cảm giác hụt hơi hoặc khó thở
  • Vết mổ bị sưng tấy và đỏ, khu vực xung quanh vết mổ sưng
  • Cơn đau không giảm dù dùng thuốc giảm đau
  • Vết mổ tăng tiết dịch
  • Co giật hoặc ngứa ran liên tục
  • Tim đập nhanh hơn bình thường
  • Xuất hiện những cơn ho mới và ngày càng nặng hơn

Tái khám & duy trì sức khỏe tuyến giáp

Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được:

  • Kiểm tra vết mổ trong thời gian đầu
  • Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp để có điều chỉnh phù hợp
  • Kiểm tra hình ảnh tuyến giáp qua siêu âm để xem ung thư có tái phát hay không.
  • Quét đồng vị phóng xạ: kiểm tra xem có bất kỳ tế bào ung thư tuyến giáp nào còn lạisau khi điều trị hay không ( tùy theo chỉ định của bác sĩ )

Để tầm soát và phát hiện sớm ung thư tuyến giáp, bạn cần thực hiện khám định kỳ hàng năm.

Nếu có nhu cầu khám, tư vấn, điều trị các bệnh về tuyến giáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi: Phòng khám Chuyên khoa Bướu cổ Sài Gòn qua số điện thoại 0912 690 101- 0912 590 101.