Suy giáp khi mang thai ít được phát hiện dựa trên quan sát lâm sàng. Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp như mệt mỏi, khó tập trung, ngứa ran ở tay hoặc vùng chân đều là những triệu chứng thường gặp của phụ nữ mang thai.

Nguy hiểm cho mẹ và bé khi mẹ bị suy giáp không được phát hiện

Tình trạng suy giáp nếu không được phát hiện trong khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc bào thai chậm phát triển. Ngoài ra, nó cũng tăng nguy cơ người mẹ mắc phải các biến chứng của việc mang thai như thiếu máu, tiền sản giật.

 

pregnancy-stress

Mẹ bị suy giáp nếu mang thai, nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Nhóm phụ nữ được phát hiện suy giáp nhiều nhất khi mang thai thường là những người đang sử dụng hormone tuyến giáp thay thế. Việc sử dụng thyroxine thay thế (như levothyroxine) có thể tăng từ 25-50% trong quá trình thai kỳ. Mẹ suy giáp khi mang thai nên lưu ý:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra định kì T4 và TSH rất quan trọng, và nên thực hiện sớm nhất có thể khi người mẹ phát hiện mang thai.
  • Việc kiểm tra nên được thực hiện đều đặn trong 20 tuần đầu của thai kỳ, để chắc chắn rằng người mẹ bị suy giáp sử dụng đúng liều và loại thuốc theo toa bác sĩ.
  • Bác sĩ sẻ kê toa và điều chỉnh liều lượng levothyroxine để duy trì mức TSH < 2.5 mlU/L trong 3 tháng đầu của thai kì và <3 mIU/L trong 6 tháng còn lại.

Thông thường, sự gia tăng hormone tuyến giáp cần thiết trong khi mang thai và có thể biến mất sau khi sinh con và người mẹ có thể trở về sử dụng liều levothyroxine như trước khi mang thai.

Phụ nữ mang thai mà mắc bệnh suy giáp có thể đến Phòng khám Chuyên Khoa Bướu Cổ Sài Gòn để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người mẹ và thai nhi.