Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vô sinh. Chức năng tuyến giáp có thể là một trong số đó.

Khó khăn trong việc mang thai của người vợ có thể là do tình trạng tuyến giáp của một trong hai vợ chồng.

Nếu dự định có con mà bạn không mang thai trong thời gian từ 6 tháng đến một năm, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng hormone tuyến giáp. Nếu xác định tuyến giáp là nguyên nhân, hãy điều trị để kiểm soát khả năng sinh sản cũng như giảm đi các vấn đề phức tạp về sức khoẻ.

Hormone tuyến giáp và vấn đề sinh sản.

Hormone tuyến giáp tiếp xúc với các hormone khác, chủ yếu là hormone tình dục. Một lượng vừa đủ hormone tuyến giáp là cần thiết. Quá nhiều hay quá ít hormone này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh con của cả cha lẫn mẹ.

Sự tối ưu hoá của chức năng tuyến giáp không chỉ có lợi cho sức khoẻ của cha mẹ, mà còn cần thiết cho sức khoẻ của đứa trẻ. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể dẫn đến vấn đề về mang thai, tăng rủi ro sẩy thai, sinh non hay các biến chứng khác, có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Vô sinh ở nam chiếm 30% trong khả năng sinh con của các cặp vợ chồng, còn phụ nữ là 35%; 20% do cả hai; và 15% là nguyên nhân không thể xác định (khi cả hai đều bình thường).

Image of asian thinking lady standing isolated over white background looking aside.

Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nam giới hay không? 

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vô sinh ở nam giới như mất cân bằng hormone, vấn đề về thể chất, tâm lý và hành vi. Trước đây, tuyến giáp được cho là không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nam giới nhưng sau này người ta đã phát hiện ra tầm quan trọng của nó. Chẳng hạn tình trạng suy giáp làm giảm nồng đồ Testosterone, là hormone quan trọng kích thích sản xuất tinh trùng, làm hạn chế khả năng sinh con

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến khả năng sinh con ở nữ giới như thế nào? 

Hormone tuyến giáp tương tác với hormone sinh sản, estrogens và progesterone để bảo đảm hoạt động của buồng trứng và quá trình phát triển của trứng.

Nữ giới bị cường giáp, sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone sinh sản, gây rối loạn rụng trứng, kinh nguyệt không đều và có khó khăn trong việc thụ thai hay giữ thai nhi trong từng giai đoạn. Cường giáp cũng có mối liên kết với rủi ro bị bệnh đa nang buồng trứng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Suy giáp có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt bất thường, không có chu kỳ hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Việc rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những người mắc bệnh tuyến giáp hơn người bình thường. Lượng prolactin, hormone kích thích sản xuất sữa cho mẹ sau khi sinh, có thể làm tăng khả năng ức chế sự rụng trứng ở người mẹ bị suy giáp

Bệnh tuyến giáp gây rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ. Vì vậy, việc đầu tiên phụ nữ nên làm khi có vấn đề về việc thụ thai là kiểm tra tuyến giáp, đặc biệt nếu gia đình bạn có người đã mắc bệnh tuyến giáp. Nếu chữa hết bệnh, việc mang thai sẽ trở lại bình thường.