Ung thư tuyến giáp ngày càng phổ biến trên toàn thế giới, ở mọi lứa tuổi và giới tính. Đặc biệt là bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi sinh đẻ. Vậy những người bị ung thư tuyến giáp và trải qua điều trị ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng gì đến việc có con hay không và họ nên thụ thai khi nào sau khi điều trị?

Ung thư tuyến giáp thường được chỉ định chữa trị bằng phẫu thuật. Nhiều trường hợp, sau phẫu thuật, cần điều trị bằng I-ốt phóng xạ. Ngoài ra, sau khi được chữa khỏi ung thư tuyến giáp, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục uống thuốc hormone giáp trong một thời gian dài sau đó.

Việc chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến giáp đặt ra nhiều câu hỏi cho người bị bệnh về vấn đề kế hoạch gia đình, nhất là trong giai đoạn điều trị. Liệu ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến khả năng có thai và sinh con? Việc uống thuốc hormone tuyến giáp có đem đến các biến chứng trong thai kỳ?  Phụ nữ có gặp nguy hiểm không nếu mang thai sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ? Bài viết sau đây sẽ làm rõ các chi tiết liên quan về các vấn đề này.

 

Article095_images_mainimage

Ảnh hưởng của thuốc hormone tuyến giáp: Hormone tuyến giáp là hormone chính hỗ trợ khả năng thụ thai, cho thời kỳ mang thai đến khi sinh nở, vì vậy phụ nữ mang thai cần hormone tuyến giáp để đảm bảo bào thai phát triển bình thường. Thuốc hormone tuyến giáp không gây ảnh hưởng đến quá trình mạng thai, không có rủi ro về dị tật bẩm sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng hormone tuyến giáp trong thời kỳ mang thai, dù vì bất kỳ nguyên nhân gì, cũng cần phải được sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ để đảm bảo hormone tuyến giáp vẫn ở trong mức cho phép.

Ảnh hưởng của việc điều trị I-ốt phóng xạ: Nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp sẽ phải trải qua điều trị bằng i-ốt phóng xạ. I-ốt phóng xạ không tốt cho thai phụ nên liệu trình điều trị có thể bị ngưng lại nếu phát hiện phụ nữ đang mang thai.

  • Sau khi được điều trị bằng i-ốt phóng xạ, cả phụ nữ và đàn ông đều cần trải qua một sự thay đổi trước khi sinh con.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ và chất lượng của tinh trùng ở nam giới giảm từ 3 đến 6 tháng hoặc có thể kéo dài đến một năm sau khi thực điều trị i-ốt phóng xạ.
  • Ở phụ nữ, khả năng sinh sản sẽ bị giảm thiểu từ 3 đến 6 tháng sau khi điều trị bằng i-ốt phóng xạ. Việc điều trị i-ốt phóng xạ cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như kinh không đều. Phụ nữ sau khi điều trị i-ốt phóng xạ được khuyến cáo không được có thai trong vòng ít nhất 6 tháng, để đảm bảo hơn, tốt nhất nên là để một năm.
  • Việc điều trị i-ốt phóng xạ không ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, khả năng sảy thai có dấu hiệu tăng khi phụ nữ mang thai sau khoảng từ dưới một năm điều trị, nên nhiều người đã hoãn lại việc mang thai sau thời gian đó.

Tuy nhiên, hiện nay không phải người nào được chẩn đoán ung thư tuyến giáp cũng phải sử dụng i-ốt phóng xạ. Người bị ung thư tuyến giáp giai đoạn nhẹ sẽ được lựa chọn giữa việc tiếp nhận điều trị i-ốt phóng xạ hoặc không. Một điều quan trọng cần lưu ý đó là phụ nữ đang cho con bú không nên điều trị i-ốt phóng xạ, vì chúng ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ mà trẻ sẽ sử dụng.

Ngày nay, tỷ lệ ung thư tuyến giáp đang tiếp tục tăng, nhất là ở nam và nữ giới trong độ tuổi có con hoặc đang lập kế hoạch có gia đình. Nhìn chung, các rủi ro về tính mạng hoặc rủi ro trong quá trình mang thai của người bị ung thư tuyến giáp không phải là vấn đề quá lớn. Người bệnh chỉ cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa liên quan để được tư vấn kỹ về việc điều trị cũng như kế hoạch sinh con an toàn và phù hợp.