Cường giáp và suy giáp đều có ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Việc điều trị khỏi bệnh không chỉ vì lý do tăng cường sức khỏe mà còn làm tăng khả năng sinh sản là việc cần thiết cho những ai ở lứa tuổi sinh đẻ mà thấy muộn con.

Điều trị cường giáp: 

Khi bệnh cường giáp được phát hiện, phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào loại cường tuyến giáp, độ tuổi, sức khoẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các lựa chọn điều trị gồm:

  • Thuốc kháng giáp: ngăn chặn sự sản xuất hormone của tuyến giáp mà không phá huỷ nó.
  • I-ốt phóng xạ: phá huỷ mô tuyến giáp và ngưng sản xuất hormone tuyến giáp
  • Phẫu thuật: loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Ở phụ nữ, sử dụng phương pháp i-ốt phóng xạ trước khi mang thai sẽ không cần đến thuốc kháng giáp. Vì lý do đề phòng, sau quá trình điều trị i-ốt phóng xạ, nữ giới nên đợi ít nhất 6 tháng mới có thể mang thai, còn nam giới thì nên sau 4 tháng.

Suy giáp: 

Nếu bệnh suy giáp được chẩn đoán qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kê đơn bổ sung hormone tuyến giáp bị thiếu bằng cách thay thế T4. Bệnh nhân sẽ được cung cấp thyroxine tổng hợp, hoạt động giống hệt như hormone được sản xuất bởi tuyến giáp.

Việc dùng thuốc điều trị sẽ cải thiện hoặc bình thường hoá tình trạng kinh nguyệt bất thường và rối loạn chức năng cương dương.

Nếu như suy giáp được chẩn đoán là do thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống, người bệnh sẽ được cung cấp chất bổ sung i-ốt.

Suy giáp nhẹ

Nếu người bệnh thuộc trường hợp suy giáp nhẹ, bác sĩ chỉ sẽ theo dõi tình trạng suy giáp của bạn.

Hãy tư vấn với bác sĩ nếu họ có thể điều trị suy giáp để phục hồi khả năng sinh con. Khi nhắc tới vấn đề thai sản, suy giáp nhẹ ở người mẹ sẽ được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của đứa trẻ.

Khi phát hiện bị bệnh tuyến giáp, điều tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về cách thức chữa trị bệnh phù hợp nhất với trường hợp của mình.