Bướu cổ là khái niệm chỉ các bệnh liên quan đến tuyến giáp to. Bên cạnh đó người ta cũng có thể căn cứ vào trọng lượng tuyến giáp để xác định bệnh. Nếu trọng lượng tăng lên 35 gram thì có thể gọi là đó là bướu tuyến giáp. Đây cũng chính là căn bệnh thường gặp ở nước ta và các thống kê đã chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở nước ta chiếm đến 4 – 7% dân số và có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó nhiều nhất là phụ nữ ở độ tuổi từ 20 – 40.

Phan biet buou co ac tinh va buou co lanh tinh nhu the nao

Những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh bướu cổ là thiếu i-ốt, do di truyền, sau phẫu thuật tuyến giáp và do bị phơi nhiễm phóng xạ…. Có thể phân thành nhiều loại bướu tuyến giáp khác nhau cả về chức năng và hình thể như: Bướu giáp đơn nhân, bướu giáp đơn thuần (là tuyến giáp to đều), bướu giáp đa nhân (là tuyến giáp có u từng vùng). Còn về mức hệ quả của bệnh, có thể phân biệt thành bướu cổ lành tính và bướu cổ ác tính. Trong đó, bướu cổ ác tính có dấu hiệu là kích thước bướu lớn nhanh và bệnh nhân có hiện tượng bị khàn giọng, khó thở và có nổi hạch ở cổ; có tiền sử người trong gia đình bị ung thư tuyến giáp; từng điều trị chiếu xạ ở vùng cổ và thường xuất hiện ở nam giới trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 60.

Tuy là vậy nhưng rất khó để xác định chính xác bệnh bướu cổ lành tính với ác tính nếu không kiểm tra lâm sàng tại các cơ sở y tế uy tín. Ví dụ như với một bệnh nhân bướu cổ, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem đây là loại bướu lan tỏa hay bướu có nhân; hoạt động của tuyến giáp có bình thường không hay mạnh, yếu; nhân trong tuyến giáp (nếu có) là nhân lành hay ác;…

Để có thể chẩn đoán được chính xác, các bác sĩ cần làm một vài xét nghiệm sinh hóa để đo nồng độ FT4 và TSH trong cơ thể; sử dụng phương pháp chọc hút tế bào FNA hay siêu âm tuyến giáp để phát hiện và định hình ra các đặc điểm của bệnh, từ đó đánh giá được đó là bệnh như thế nào, đơn thuần hay đa nhân – đơn nhân, là cường giáp hay ung thư,… Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị cường giáp hay ung thư, cần tiến hành thêm một vài xét nghiệm khác như sinh hóa, thử GPBL, sinh thiết,…

Sau khi đã thăm khám và xác định loại bệnh cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị cho bệnh nhân một cách cụ thể và kỹ càng nhất.