Bướu cổ còn được gọi là bệnh tuyến giáp. Tuyến giáp thực chất chính là tuyến có hình con bướm ở dưới cổ của mỗi người. Khi tuyến giáp của một người có kích cỡ lớn hơn bình thường, điều này chứng tỏ một điều người đó đang bị mắc bệnh bướu cổ. Tuy tình trạng bướu cổ không gây đau hay quá vướng víu cho người mắc bệnh nhưng về lâu về dài, nó có thể khiến họ hít thở khó khăn, khó nuốt và cả gây ho.

Tùy vào các triệu chứng, kích thước của bướu cổ cũng như các nguyên nhân gây nên căn bệnh mà chúng ta có thể tìm ra các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên những bệnh nhân bị bướu giáp nhỏ thường không cần điều trị vì nó không gây ảnh hưởng gì quá lớn đến cơ thể con người.

Benh buou co khong lay nhu ban nghi phan 1

Có khá nhiều người không hiểu rõ về căn bệnh bướu cổ và thường hoang mang không biết căn bệnh bướu cổ này có lây không. Để trả lời câu hỏi này, các bạn cần hiểu rõ về căn bệnh trước tiên. Thực chất bệnh bướu cổ là ở vùng cổ có xuất hiện một khối u lồi. Có khá nhiều loại bệnh bướu cổ khác nhau được phát sinh từ bệnh sưng tuyến giáp và chúng ta có thể kể đến như: Viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bướu giáp đơn thuần, bệnh basedow,…

Mỗi một loại bệnh đều có tỷ lệ người mắc bệnh khác nhau, trong đó bệnh bướu giám đơn thuần là căn bệnh nhiều người mắc nhất, sức phổ biến của nó lên đến 80% trong số những bệnh nhân bị bướu cổ. Đây cũng là lý do bệnh bướu cổ còn có tên gọi thông thường khác là bướu giáp đơn thuần. Để giải đáp cho câu hỏi bệnh bướu cổ bị lây không, nhiều chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra căn bệnh này không hề bị lây mà có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy những nguyên nhân đó là gì?

Nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất gây nên căn bệnh bướu cổ đó chính là cơ thể bị thiếu i-ốt trầm trọng. I-ốt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu của cơ thể trong việc tổng hợp các hormone giáp trạng, do đó nếu cơ thể bạn không có đủ lượng i-ốt, điều này đồng nghĩa với việc tuyến giáp sẽ có phản ứng nảy sinh tự nhiên và chúng ta gọi là tự bắt giữ i-ốt có trong máu nhằm tổng hợp lượng hormone còn thiu cho cơ thể. Theo một phản ứng dây chuyền, tuyến giáp sẽ tự động to ra để có thể lưu trữ được nhiều i-ốt nhất có thể. Đây chính là lý do nếu cơ thể đột nhiên bị giảm và thiếu đi i-ốt, tuyến giáp dưới cổ sẽ dần phình to lên.