Bướu cổ là căn bệnh khá phổ biến đối với mọi người, nó có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào nhưng thường gặp nhất là từ lứa tuổi trung niên. Trong những năm gần đây, bệnh bướu cổ đang ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng, nhất là tại Việt Nam. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng xấu gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Các bạn nên thay đổi thói quen nấu ăn hàng ngày của mình qua việc bổ sung muối có chứa i-ốt vào thực đơn hàng ngày. Đây được cho là cách làm hết sức hiệu quả.

Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, bệnh bướu cổ còn có nhiều tên gọi khác như bệnh nhiễm độc giáp, basedow hoặc được gọi là cường giáp. Khi mắc căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp phải một số các triệu chứng như hồi hộp, tăng – sụt cân nhanh chóng, tim đập nhanh, mắt lồi, tính tình nóng nảy, mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc.

Buou co – Can benh co the xuat hien bat cu luc nao – Phan 1

Căn bệnh xuất hiện do sự tăng kích thước của tuyến giáp trong cơ thể. Tuyến giáp là cơ quan tiết ra hormone vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nó nằm phía trước, ngay dưới cổ, bình thường thì khó thấy được. Lượng hormone giáp được tuyến yên nằm ở đáy não điều khiến sẽ tiết ra chất nội tiết tố TSH. Nếu lượng hormone tuyến giáp quá dư thừa thì được gọi là bệnh cường giáp, còn nếu không đủ hormone thì gọi là bệnh suy giáp – căn bệnh khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và dễ lên cân.

Có nhiều loại bướu cổ, tuy nhiên chủ yếu là các bướu lành tính. Tuyến giáp là bộ phận nằm sát da nên khi có sự thay đổi về kích thước hoặc hình dạng vùng cổ thì bản thân người bệnh cũng có thể tự nhận biết. Những trường hợp tuyến giáp lớn hơn mức bình thường là bướu giáp hoặc bướu tuyến giáp hay còn gọi là bướu cổ.

Bệnh bướu cổ còn gọi có bệnh gọi là phình giáp đơn thuần, đó là khi tuyến giáp phình to ra mà không phải là cục bướu hay khối u. Bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường. Đó là tình trạng khi người bệnh nói chuyện, ăn uống hoặc nuốt nước bọt thì ta thấy cục bướu trước cổ di chuyển lên xuống . Nếu cả tuyến giáp đều lớn thì gọi là phình giáp lan tỏa. Trong trường hợp cả tuyến giáp đều phình lớn và có chứa một hoặc vài khối u thì ta gọi là bướu giáp dạng nhân hoặc bướu giáp dạng hạt.