Bướu cổ là căn bệnh không còn quá xa lạ đối với nhiều người hiện nay. Phần lớn số ca mắc bệnh đều không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến bệnh nhân nhưng vẫn có rất nhiều người có nhu cầu chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 1 số thực phẩm được khuyên dùng cho người bướu cổ. Vậy đó là những thực phẩm gì?

Cải xoong

Trước hết chúng ta không thể không kể đến những cây cải xoong. Trong cải xoong có chứa lưu huỳnh, germani, chất chống oxy hoá, vitamin B17 và đặc biệt giàu i-ốt. Chính vì thế mà nếu chúng ta duy trì được thói quen sử dụng cải xoong thường xuyên, nguy cơ mắc bệnh i-ốt của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều. Ngoài ra các bệnh nhân bướu cổ cũng nên ăn trực tiếp cải xoong thường xuyên hoặc ép cải xoong lấy nước và đem thoa lên cổ, để khoảng 15 phút rồi lau lại bằng nước sạch. Một cách sử dụng khác khá phổ biến là người bệnh ép lấy nước cải xoong, đem pha với 1/2 ly nước và một ngày 3 lần, liên tục sử dụng như vậy trong thời gian từ 5 – 6 tuần.

Nhung thuc pham nguoi buou co nen dung

Tỏi

Tỏi cũng là loại thực phẩm được các bác sĩ khuyến khích dùng cho các bệnh nhân bị bướu cổ. Việc sử dụng tỏi thường xuyên có khả năng làm suy giảm các triệu chứng sưng tấy trên cổ,  thúc đẩy quá trình sinh sản glutathione – 1 loại phân tử có khả năng giúp tuyến giáp luôn hoạt động khỏe mạnh. Trong tỏi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng 1 số chất có khả năng hỗ trợ chức năng tế bào cực tốt. Các bệnh nhân bướu cổ nên sử dụng tỏi mỗi ngày bằng cách nấu trực tiếp hoặc ăn sống từ 3 – 4 tép tỏi mỗi sáng. Những người bình thường cũng có thể dùng cách này để ngăn ngừa căn bệnh bướu cổ.

Thực phẩm giàu i-ốt

Sự xuất hiện của bướu cổ chủ yếu là do cơ thể bị thiếu i-ốt trầm trọng. Do đó chắc chắn rằng các bệnh nhân bướu cổ sẽ luôn được khuyên dùng các thực phẩm giàu i-ốt thường xuyên. Việc bổ sung những nhóm thực phẩm này trong các bữa ăn hàng ngày được cho là có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy nhiên người nấu cũng cần đảm bảo được đúng liều lượng, không nên nấu nhiều cũng không ít quá. Những thực phẩm giàu i-ốt ở đây bao gồm: Đồ hải sản (tôm, cá ngừ), cá tuyết, cải kale, bắp cải, cải xoong, sữa, khoai tây nướng nguyên vỏ, , tảo bẹ, thịt gà tây, yogurt, trứng gà,…

Trong đó, hàm lượng cần thiết 1 ngày cho người trưởng thành là 150 micro-gram, với trẻ từ 7 – 12 tuổi là 90 micro-gram, với trẻ dưới 6 tuổi là 50 micro-gram và sẽ là 200 micro-gram đối với phụ nữ đang mang thai. Giai đoạn mang thai là giai đoạn cơ thể người mẹ cần rất nhiều i-ốt nên các bạn phải đặc biệt lưu ý thời điểm này.