Bệnh tuyến giáp là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó gây mất cân bằng hóc môn có trong tuyến giáp và thường gặp nhất là ở phụ nữ. Mỗi chúng ta nên tìm hiểu ngay về căn bệnh này để có thể phòng tránh một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Tuyến giáp thực chất là tuyến hình bướu nhỏ ở trước cổ. Căn bệnh này xảy ra khi tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến cường giáp hoặc hoạt động kém quá gây nên suy giáp. Chế độ sinh hoạt cùng chế độ dinh dưỡng thiếu i-ốt, không phù hợp cũng chính là các nguyên nhân gián tiếp gây nên các tổn thương và căn bệnh về tuyến giáp. Dưới đây là tập hợp 5 căn bệnh về tuyến giáp thường gặp các bạn nên biết:

Bướu cổ đơn thuần, còn được gọi là bướu giáp không độc: Đây là tình trạng tuyến giáp có kích cỡ lớn và cũng chính là căn bệnh thường gặp nhiều nhất ở những người thiếu i-ốt.

Tong hop nhung can benh ve tuyen giap thuong gap

Cường giáp: Cường giáp là căn bệnh khi tuyến giáp tạo nên quá nhiều hormone thyroxine khiến nhịp tim nhanh hoặc không đều, khiến cân nặng bị suy giảm đột ngột, cơ thể gặp căng thẳng, khó chịu và ra mồ hôi.

Bệnh suy giáp: Còn được gọi là giảm nặng tuyến giáp hay nhược giáp, có đặc trưng là chức năng tuyến giáp bị suy giảm, tuyến giáp không sản xuất được đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể.

Viêm giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm hoặc bị sưng bởi các tác động ngoại lai như vi khuẩn.

Ung thư tuyến giáp: Khi bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, các tế bào ác tính có thể xuất hiện ở các mô tuyến giáp. Các tế bào ung thư khi phát triển có thể xâm nhập và phá hủy các cơ quan cũng như các mô xung quanh.

Có thể nói, cách hiệu quả nhất để phòng chống các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp là bổ sung đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rằng, i-ốt không tự xuất hiện hay tự sản sinh bởi cơ thể mà chỉ đi vào cơ thể ta qua đường thức ăn. Nếu cơ thể không đủ lượng i-ốt cần thiết, chúng ta rất dễ bị mắc các rối loạn tự miễn và gặp phải một số rắc rối khác, trong đó có việc suy giảm chức năng của tuyến giáp. Do đó, mỗi chúng ta cần phải bổ sung hợp lý khoảng từ 100 – 150mg i-ốt đối với người lớn mỗi ngày vì điều này được cho là có vai trò quan trọng trong việc điều trị hầu hết các căn bệnh liên quan đến tuyến giáp, bao gồm cả cường giáp, bướu giáp, nhược giáp hay thậm chí là ung thư tuyến giáp. Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các bạn cũng cần quan tâm đến chế độ sinh hoạt sao cho phải chăng.